Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33282577

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:33:49

Thời gian gần đây, nhóm bọ phấn hại cây trồng đã và đang gia tăng mức độ gây hại tại nhiều nơi ở nước ta (bọ phấn hại cây lúa, cây vải, cây mí,…). Trong khi đó, những hiểu biết về thành phần loài bọ phấn hại còn rất ít. Bọ phấn thuốc lá (BPTL) là sâu hại quan trọng trên nhiều loại cây trồng. Trên cây cà chua, ngoài tác hại trực tiếp, BPTL còn là môi giới lan truyền virus gây bệnh xoăn vàng ngọn lá cây cà chua.
 

Thứ ba, 28-12-2021 | 08:31:06

Nghiên cứu nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn Bacillus từ đất trồng Đinh lăng có khả năng  đối kháng vi khuẩn Erwinia carotovora gây bệnh thối nhũn. Từ 30 mẫu đất vùng rễ cây Đinh lăng trồng tại  huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã phân lập được 189 chủng vi khuẩn có khả  năng tồn tại ở nhiệt độ  100oC  trong 10 phút. Trong đó đã tuyển chọn được 9 chủng có khả năng đối kháng vi khuẩn Erwinia  carotovora M4  gây thối rễ, củ cây Đinh lăng với đường kính vòng vô khuẩn lớn hơn 16 mm.

Thứ sáu, 26-11-2021 | 11:00:06

Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp vì hiệu quả tác động nhanh, giá thành rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, thuốc hóa học lại bộc lộ nhiều yếu điểm như khó phân hủy, để lại nhiều dư lượng trong đất và nông sản gây ảnh  hưởng đến môi trường và ngày càng xuất hiện nhiều loài sâu hại kháng thuốc. Vì vậy mà việc nghiên cứu và tìm kiếm các loại thuốc sinh học có hiệu quả phòng trừ sâu hại, thân thiện với môi  trường, an toàn cho con người và các loại sinh vật khác ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:26:37

Rệp sắp bột hồng và bệnh chổi rồng trên khoai mì là những đối tượng gây hại nghiêm trọng trên cây khoai mì trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và những vùng có canh tác khoai mì. Kết quả của nghiên cứu này đưa ra thông tin về mối quan hệ giữa rệp sáp bột hồng và bệnh chổi rồng trên khoai mì, cũng như mức độ nhiễm phytoplasma từ triệu chứng chổi rồng.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:50:59

Sâu tơ (phutella xylostella) là một trong các đối tượng sâu hại chủ yếu trên cây rau họ hoa thập tự. Hàng năm sâu tơ gây tổn thất khoảng 30 – 50% năng suất. chi phí cho việc phòng trừ sâu tơ chiếm 20 - 40% tổng chi phí đầu tư cho cây bắp cải. Ở thành phố Hồ Chí Minh, chi phí cho phòng trừ sâu tơ chiếm khoảng 46,7% tổng số vốn đầu tư cho cây bắp cải (Nguyễn Quí Hùng và ctv, 1995).

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:50:11

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định đặc điểm sinh học, sinh thái và đánh giá hiệu quả kiểm soát rệp vảy xanh của bọ rùa Chilocorus sp. Kết quả của đề tài xác định được khi nuôi bọ rùa Chilocorus sp. Trong phòng thí nghiệm bọ rùa Chilocorus sp. có tỷ lệ sống sót cao, khả năng sinh sản tốt. Các yếu tố sinh thái như mật độ nuôi, thuốc hóa học, tuổi cây, giống cây và cây che bóng trong vườn cà phê đều ảnh hưởng đến sự phân bố mật độ của bọ rùa Chilocorus sp.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:49:02

Bệnh hại là một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của cây thanh long tại Việt Nam. Cùng với việc đầu tư thâm canh ngày càng cao, sử dụng thuốc BVTV không hợp lý đã làm cho diễn biến bệnh hại trên cây thanh long ngày càng phức tạp. Bệnh thối trái thanh long do nấm Bipolaris cactivora là một trong những bệnh mới bùng phát từ những năm 2011 trở lại đây. Bệnh gây hại quanh năm trên cả những vườn ở giai đoạn kiến thiết cơ bản đến những vườn đã cho trái ổn định, gây thiệt hại năng năng suất khoảng 5 - 20%, thậm chí 70-80% nếu vườn thanh long không được quản lý bệnh tốt, đặc biệt vào giai đoạn cuối mùa mưa đầu mùa nắng.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:48:34

Qua điều tra tại vùng trồng nguyên liệu mía đường Lam sơn Thanh Hóa năm 2014 chúng tôi đã thu được 18 loài sâu hại thuộc 7 bộ và 15 họ côn trùng khác nhau. Trên cả 4 giống mía chúng tôi đều thấy xuất hiện bọ đuôi kìm ngay từ đầu vụ. Mật độ BĐK ở đầu vụ mía xuất hiện thấp trên cả 4 giống điều tra, mật độ tăng mạnh khi mía vào vươn lóng. Trên giống MY55-14 mật độ BĐK cao nhất vào tháng 6 (2,7 con/m2), thấp nhất vào tháng 1 (0,5 con/m2).

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:46:58

Metarhizium anisopliae từ lâu đã dược nhiều nước trên thế giới sử dụng như tác nhân sinh học phòng trừ nhiều loại cơn trùng. Mục tiêu của đề tài này là tuyển chọn chủng nấm Metarhizium anisopliae và khảo sát nồng độ gây bệnh cho thành trùng Cylas formicarius trong điều kiện phòng thí nghiệm. Côn trùng được nhúng với nồng độ  nấm 1x107 bào tử/mi (bt/ml) để kiểm tra khả năng gây bệnh của tất cả các chủng nấm phân lập được. Sau 12 ngày nhúng, chủng G có hữu hiệu đạt 100%, chủng NX có độ hữu hiệu thấp nhất, chỉ đạt 53,33% theo công thức Abbott.

Thứ bảy, 20-07-2019 | 09:47:18

Dưa leo (Cucumis sativus L.) là một trong số những loại cây trồng nông nghiệp, được trồng rất phổ biến tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Tại Việt Nam, dưa leo đã được trồng từ rất lâu, không chỉ để giải quyết vấn đề thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày mà còn mang tính thương mại quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của cây trồng, các loại bệnh hại cũng không ngừng tăng, gây thiệt hại hết sức nặng nề, đặc biệt là bệnh do virus gây nên.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD