Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
Đang trực tuyến : 12 | |
Số lượt truy cập : 35461718 | |
Ảnh hưởng của vi nhũ chitosan-dầu neem đến sâu khoang hại rau (Spodoptera litura) trong phòng thí nghiệm | ||||||||||
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp vì hiệu quả tác động nhanh, giá thành rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, thuốc hóa học lại bộc lộ nhiều yếu điểm như khó phân hủy, để lại nhiều dư lượng trong đất và nông sản gây ảnh hưởng đến môi trường và ngày càng xuất hiện nhiều loài sâu hại kháng thuốc. Vì vậy mà việc nghiên cứu và tìm kiếm các loại thuốc sinh học có hiệu quả phòng trừ sâu hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho con người và các loại sinh vật khác ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. |
||||||||||
Nguyễn Thị Như Quỳnh(1*), Nguyễn Tiến Thắng(1,2)
Thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp vì hiệu quả tác động nhanh, giá thành rẻ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, thuốc hóa học lại bộc lộ nhiều yếu điểm như khó phân hủy, để lại nhiều dư lượng trong đất và nông sản gây ảnh hưởng đến môi trường và ngày càng xuất hiện nhiều loài sâu hại kháng thuốc. Vì vậy mà việc nghiên cứu và tìm kiếm các loại thuốc sinh học có hiệu quả phòng trừ sâu hại, thân thiện với môi trường, an toàn cho con người và các loại sinh vật khác ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn.
Hiện nay, dầu neem được sử dụng để làm thuốc trừ sâu sinh học do có hoạt tính gây ngán ăn, trừ sâu hại, diệt tuyến trùng, ức chế sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sâu hại (Wilps et al. 1993), khả năng làm giảm sự tổng hợp các enzyme giải độc, tăng hiệu quả tiêu diệt các loại côn trùng kháng thuốc (Lowery và Smirle, 2000). Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thắng và ctv (Viện Sinh Học Nhiệt Đới, 2005) cho thấy, dịch chiết nhân hạt neem có hiệu lực xua đuổi, gây chết và làm biến dạng ở rầy nâu trưởng thành. Các sản phẩm thuốc trừ sâu chế biến từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss, Việt Nam gọi là cây xoan chịu hạn) hiện đang được ứng dụng rộng rãi, trong đó có sản phẩm Vineem 1500 EC của Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, được chiết xuất từ nhân hạt neem chứa hoạt chất azadirachtin. Thuốc có hiệu lực phòng trừ nhiều loại sâu hại trên lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa, cây cảnh bằng cách gây chán ăn, xua đuổi, ngăn cản sự lột xác và đẻ trứng, làm giảm khả năng sinh sản. Thuốc không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng,…
Chi tiết xin xem tệp đính kèm! 1*. Viện Sinh học Nhiệt đới - VAST; quynhntn.itb@gmail.com, 0983007697 2. Trường đại học Nguyễn Tất Thành Trích TC BVTV năm 2020. |
||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 820 | ||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|