Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33379059
Các nghiên cứu về axit amin có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh vàng lá gân xanh ở cam quýt (Greening Citrus)

Axit amin trong nước cam có thể tiết lộ bí mật về chiến lược tấn công thành công của các tác nhân gây bệnh vàng lá gân xanh trên cây họ cam quýt, cũng được biết đến với tên gọi là bệnh Huanglongbing hay HLB. Các nghiên cứu về các axit amin của nhà hóa học Andrew P. Breksa III từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và giáo sư Carolyn M. Slupsky từ Đại học California-Davis có thể mở đường cho một phương pháp an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường để xác định Candidatus Liberibacter asiaticus - vi khuẩn gây bệnh HLB.

Axit amin trong nước cam có thể tiết lộ bí mật về chiến lược tấn công thành công của các tác nhân gây bệnh vàng lá gân xanh trên cây họ cam quýt, cũng được biết đến với tên gọi là bệnh Huanglongbing hay HLB.

 

Các nghiên cứu về các axit amin của nhà hóa học Andrew P. Breksa III từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và giáo sư Carolyn M. Slupsky từ Đại học California-Davis có thể mở đường cho một phương pháp an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường để xác định Candidatus Liberibacter asiaticus - vi khuẩn gây bệnh HLB.

Trong một nghiên cứu năm 2012 được đăng tải trên tạp chí Journal of Proteome Research, các nhà khoa học đã sử dụng quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân (nuclear magnetic resonance spectroscopy) để nghiên cứu thành phần axit amin của nước ép từ những quả cam trên những cây bị nhiễm và không bị nhiễm HLB. Nghiên cứu của họ lần đầu tiên sử dụng công nghệ này cho mục đích đó.

Nghiên cứu cung cấp các đặc tính của từng loại và một lượng 11 axit amin khác nhau trong ba loại cam: những quả cam từ những cây khỏe mạnh, những quả cam từ những cây có triệu chứng, hoặc đã bị nhiễm HLB, và những quả từ những cây có triệu chứng nhưng chưa bị nhiễm HLB.

Theo Breksa, với nghiên cứu sâu hơn, các đặc tính gây bệnh này có thể được chứng minh là một chỉ số đáng tin cậy, nhanh chóng và phát hiện sớm sự hiện diện của mầm bệnh HLB trong một vườn cây ăn quả. Ông hiện đang làm việc với Trung tâm nghiên cứu khu vực miền Tây trực thuộc cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp (ARS) ở Albany, California.

Breksa cũng lưu ý rằng, các đặc tính này có thể tiết lộ manh mối cho các cơ chế về cách tấn công vẫn chưa được nắm rõ của vi khuẩn. Chẳng hạn nếu tác nhân gây bệnh HLB đã gây ra sự tàn phá khả năng sản xuất, sử dụng và phục hồi các axit amin của cây, các nhà khoa học có thể sử dụng các thông tin đó như là một điểm khởi đầu cho một chiến lược phòng chống.

Phenylalanine có thể là một trường hợp trong đó. Một cây cam có thể chuyển đổi axit amin này thành axit cinnamic, một tiền chất được cho là quan trọng đối với hệ thống bảo vệ của cây cối. Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nước ép từ những quả cam ở cây bị nhiễm HLB có hàm lượng phenylalanine cao hơn đáng kể, cho thấy rằng tác nhân gây bệnh HLB có thể đã can thiệp vào quá trình chuyển đổi phenylalanine thành axit cinnamic của cây.

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu nông nghiệp, số ra tháng 1/2013.
 
N.H. - Mrad, Theo ARS.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1791

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD