Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  8
 Số lượt truy cập :  33373266
Kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp cạnh tranh của cây trồng

Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Weed Science chỉ ra những thách thức lớn mà người trồng trọt ngày nay phải đối mặt với việc kiểm soát cỏ dại. Cỏ dại đã phát triển tính kháng với nhiều thuốc diệt cỏ hiện có và việc tìm ra thuốc diệt cỏ mới đã giảm mạnh. Do đó, các phương pháp kiểm soát cỏ dại không dùng thuốc hóa học đang ngày càng trở nên quan trọng.

Ảnh hưởng về sự cạnh tranh của lúa mì đối với sự phát triển của cỏ ripgut brome (Bromus diandrus) (bên trái), mà không có sự cạnh tranh cho thấy cỏ phát triển lan rộng (bên phải). Ảnh: Tiến sĩ Michael Walsh.

 

Một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Weed Science chỉ ra những thách thức lớn mà người trồng trọt ngày nay phải đối mặt với việc kiểm soát cỏ dại. Cỏ dại đã phát triển tính kháng với nhiều thuốc diệt cỏ hiện có và việc tìm ra thuốc diệt cỏ mới đã giảm mạnh. Do đó, các phương pháp kiểm soát cỏ dại không dùng thuốc hóa học đang ngày càng trở nên quan trọng.

 

Nhà nghiên cứu Michael Walsh thuộc Đại học Sydney đã khám phá ra ảnh hưởng mật độ lúa mì đến sinh khối và việc sản xuất hạt của bốn loài cỏ dại được tìm thấy ở các vụ trồng lúa mì ở Úc.
 

Khi lúa mì được trồng với mật độ khuyến cáo cho mục đích thương mại là 120 cây/m2, sinh khối của cỏ ryegrass (Lolium rigidum Gaudin), củ cải hoang dã (Raphanus raphanistrum L.), brome ripgut (Bromus diandrus Roth) và yến mạch hoang dã (Avena fatua L.) đã bị giảm tương ứng 69, 73, 72 và 49% so với cỏ dại được trồng trong điều kiện không có lúa mì. Sản lượng hạt cỏ đã giảm theo thứ tự là 78, 78, 77 và 50%.
 

Khi lúa mì được trồng dày hơn với 400 cây/m2, đã làm giảm thêm cả sinh khối cỏ dại (19, 13, 20 và 39%) và sản lượng hạt cỏ (12, 13, 17 và 45%). Năng suất hạt lúa mì vẫn như nhau.
 

Walsh cũng phát hiện ra rằng sự cạnh tranh của cây trồng làm cho cỏ dại mọc thẳng đứng hơn và giữ lại nhiều hơn các hạt cỏ của bốn loại cỏ dại ở phần trên của tán cây. Ông nói “Kiểu phát triển được thay đổi này làm cho nhiều hạt cỏ dại có khả năng bị giữ lại và tiêu diệt khi lúa mì được thu hoạch”.

 

Nguyễn tiến Hải theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 1216

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD