Bài được trình bày trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam, tổ chức tại Cần Thơ ngày 05 tháng 03 năm 2013.
Giống hoa cúc cắt cành C07.7 được chọn lọc từ tổ hợp lai Chevrolet x C05.5, C07.16 từ tổ hợp lai C05.1 x Sunny Yellow, năm 2007, trong điều kiện Đà Lạt. Các khảo nghiệm chính quy tiến hành trong vụ Đông Xuân 2008-2009 và Hè Thu 2009 cho thấy C07.7 và C07.16 là những giống có nhiều triển vọng do có hoa đẹp, khả năng thích ứng tốt với điều kiện địa phương và khả năng chống chịu tốt với ruồi đục lá và rỉ sắt trắng.
Một khó khăn trong sản xuất lúa 3 vụ là ở vụ Hè Thu và Thu Đông thường xảy ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ trên lúa. Do phải gieo trồng liên tiếp nên thời gian nghỉ giữa 2 vụ rất ngắn. Rơm rạ và gốc rạ được giữ nguyên hay đốt không cháy hết được được chôn vùi vào đất và tạo nên xác bã hữu cơ trong đất. Trong quá trình phân hủy xác bã rơm rạ trong điều kiện yếm khí, các axít hữu cơ được hình thành. Chúng cản trở quá trình hô hấp và hấp thu các dinh dưỡng của lúa.
Kali là một trong ba yếu tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng quyết định năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Kali còn đóng vai trò quan trọng giúp cây tăng khả năng chống chịu với các điều kiện môi trường, đồng thời tăng khả năng phòng chống bệnh hại. Nhu cầu kali hàng năm cho cây trồng ngày càng tăng, chỉ tính riêng cho lúa ở miền Nam với khoảng 4,3 triệu ha lúa (Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long), lượng bón trung bình 35 kg K2O/ha thì hàng năm cần có 150.000 tấn K2O.
Vừng là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng dầu trong hạt vừng rất cao (45-55 %), chỉ số iot trong dầu vừng đạt 111, hàm lượng vitamin E và can xi cao. Thành phần axit hữu cơ của dầu vừng chứa nhiều xít béo chưa no oleic (C18H34O2) và linoleic (C18H32O2), trong dầu vừng còn chứa các chất sesamolin, antioxidants và sesamin là chất ngăn cản quá trình oxy-hóa, vì thế ngoài giá trị làm thực phẩm, dầu vừng còn để chữa bệnh, sản xuất mỹ phẩm.
Trong những năm gần đây, bệnh vàng lùn (hay còn gọi là bệnh lúa cỏ) là bệnh phổ biến và nguy hiểm trên lúa. Bệnh do vi rút gây ra và do rầy nâu là môi giới truyền bệnh. Bệnh đã từng gây thành dịch và gây thiệt hại nặng đối với sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đã có nhiều nghiên cứu về bệnh này nhưng chủ yếu là những nghiên cứu cơ bản về tác nhân gây bệnh hoặc cơ chế truyền bệnh trong phòng thí nghiệm và trong nhà lưới. Những đánh giá về tác hại của bệnh trên đồng ruộng còn hạn chế.
Bệnh tiêu chảy do E.coli trên heo con theo mẹ đang là một trong số các bệnh gây thiệt hại về kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi heo trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bệnh xảy ra lúc thì ồ ạt, lúc thì lẻ tẻ tùy thuộc vào sự thay đổi của thời tiết khí hậu và sự thay đổi ít hay nhiều các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng cho dù nuôi theo phương thức truyền thống hay công nghiệp.