Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33322643

Thứ tư, 08-11-2017 | 08:56:39

Phương pháp ứng dụng chỉ thị phân tử và lai trở lại (MABC) đã được sử dụng để cải tiến giống lúa AS996 phổ biến thành giống lúa có thể chịu ngập mà vẫn duy trì các đặc tính ban đầu đang được nông dân và người tiêu dùng đón nhận. QTL chịu ngập Sub1 giữ vai trò tới 70% tính chịu ngập.

Thứ hai, 13-11-2017 | 11:12:29

Bài viết tập trung đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ trong sản xuất và sau thu hoạch lúa gạo ở Việt Nam trong điều kiện nông hộ nhỏ chiếm đa số. Việc ứng dụng công nghệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa gạo ở Việt Nam hiện tập trung chủ yếu vào các khâu như làm đất (90%), quản lý nước (75%), và thu hoạch, tách hạt (60%). Các khâu sản xuất khác ít áp dụng cơ giới hóa do sản xuất nhỏ.

Thứ hai, 13-11-2017 | 11:13:53

Trong nghiên cứu này, quy trình cảm ứng tạo phôi vô tính gián tiếp thông qua mô sẹo và tái sinh cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus), một loài dược liệu quý đang bị tuyệt chủng đã được công bố thành công lần đầu tiên tại Việt Nam. Mô sẹo được tạo thành trên môi trường dinh dưỡng MS (Murashige and Skoog) có bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D.

Thứ hai, 13-11-2017 | 11:20:07

Nghiên cứu được triển khai tại tỉnh Thái Bình sử dụng phần mềm DNDC mô phỏng phát thải khí nhà kính (KNK) từ hệ thống canh tác lúa nước trên các vùng khí hậu và loại đất khác nhau. Mô hình được hiệu chỉnh bằng chính các kết quả đo đếm ngoài thực tế

Thứ hai, 13-11-2017 | 11:25:20

Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha and Grushv) là loại thực vật quý hiếm của Việt Nam, một trong 4 loại sâm quý trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng trên sâm, trong đó tạo rễ tóc sâm là hướng đi mới có tính chất thương mại cao. Việc tạo rễ tóc sâm Ngọc Linh ở điều kiện in vitro chứa nhiều hoạt chất saponin nhóm protopanaxadiol (PPD)

Thứ hai, 13-11-2017 | 13:24:02

Điều thuộc nhóm những cây trồng lâu năm chủ lực, có giá trị xuất khẩu lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về kỹ thuật bón phân thông qua nước tưới còn hạn chế. Thí nghiệm được tiến hành ở hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai trong 2 năm.

Thứ hai, 27-11-2017 | 10:29:43

Thí nghiệm trồng ngô sinh khối được thực hiện trong 2 vụ trên vùng đất nhiễm phèn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu thí nghiệm là xác định được giống ngô cho năng suất sinh khối đạt hơn 50 tấn/ha để làm thức ăn xanh cho gia súc.

Thứ hai, 27-11-2017 | 10:31:45

Piper yellow mottle virus (PYMoV) là một trong 2 loại virus gây hại chính trên hồ tiêu đã được phát hiện ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề chẩn đoán virus PYMoV trên hồ tiêu vẫn chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam. Để hỗ trợ cho việc chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh virus trên hồ tiêu, trong đó có PYMoV, và sản xuất giống tiêu sạch virus ở Việt Nam

Thứ hai, 27-11-2017 | 10:36:02

Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích sàng lọc và tuyển chọn chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Corynespora cassiicola gây bệnh vàng lá, rụng lá trên cây trồng. Từ 86 chủng xạ khuẩn, chủng VS18 có khả năng kháng nấm C. cassiicola mạnh nhất đã được tuyển chọn và khảo sát một số đặc tính.

Thứ hai, 27-11-2017 | 10:38:26

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ natri-canxi trao đổi trong đất đối với thiệt hại sinh trưởng và năng suất lúa trong chậu ở các nồng độ và giai đoạn tưới mặn trên đất nhiễm mặn. Thí nghiệm được thực hiện từ 10/2016 đến 01/2017 tại khu vực nhà lưới, trường Đại học Cần Thơ, đất thí nghiệm được thu từ khu vực không nhiễm mặn và xâm nhập mặn tại Long Phú, Sóc Trăng.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD