Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33356741
Nghiên cứu quá trình tạo phôi vô tính từ mô sẹo trong nuôi cấy in vitro sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus)

Trong nghiên cứu này, quy trình cảm ứng tạo phôi vô tính gián tiếp thông qua mô sẹo và tái sinh cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus), một loài dược liệu quý đang bị tuyệt chủng đã được công bố thành công lần đầu tiên tại Việt Nam. Mô sẹo được tạo thành trên môi trường dinh dưỡng MS (Murashige and Skoog) có bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D.

Lê Hùng Lĩnh, Đinh Xuân Tú

Viện Di truyền Nông nghiệp


TÓM TẮT


Trong nghiên cứu này, quy trình cảm ứng tạo phôi vô tính gián tiếp thông qua mô sẹo và tái sinh cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus), một loài dược liệu quý đang bị tuyệt chủng đã được công bố thành công lần đầu tiên tại Việt Nam. Mô sẹo được tạo thành trên môi trường dinh dưỡng MS (Murashige and Skoog) có bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D. Công thức môi trường cho tỷ lệ tạo thành phôi vô tính và số phôi trung bình trên một mẫu cấy cao nhất (tương ứng là 100% và 18,6) là SH (Schenk & Hidebrandt) + 0,5 mg/L NAA (Naphthalene acetic acid) + 0,5 mg/L Dropp. Phôi thứ cấp xuất hiện từ phôi ban đầu và được nhân lên trên môi trường SH + 1.0mg/L NAA + 0,5 mg/L BA. Tiếp theo, công thức môi trường cho cây con phát triển tốt với chồi và rễ củ và tỷ lệ phôi chồi chuyển thành cây con hoàn chỉnh cao nhất là SH + 1 mg/L BA + 0,3 mg/L NAA. Cây con 6 tuần tuổi từ công thức SH + 1,5 mg/L NAA hoặc SH + 0,5 mg/L BA + 1,5 mg/L NAA đã được chuyển thành công sang môi trường đất trong điều kiện nhà kính. Đây được xem là những dẫn liệu quan trọng để tiếp tục các nghiên cứu tiếp theo nhằm phục tráng và bảo tồn giống sâm Lai Châu tại Việt Nam.


Từ khóa: Sâm Lai Châu, mô sẹo, phôi soma, in vitro

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!

Trở lại      In      Số lần xem: 2199

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD