Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33352510

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:21:27

Các thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm mục tiêu xác định nồng độ brassinolide để cải thiện năng suất lúa trong điều kiện bị mặn 6‰ ở các giai đoạn mạ, đẻ nhánh, tượng đòng và trổ (bốn thí nghiệm được thực hiện độc lập tương ứng với 4 giai đoạn sinh trưởng của lúa). Mỗi thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 yếu tố (nồng độ brassinolide: 0,00; 0,05; 0,10; 0,20; 0,40 mg/L) với 5 lần lặp lại.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:24:16

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và năng suất của quả dâu tây được tiến hành trong nhà plastic tại Đà Lạt. Hai loại vật liệu vỏ trấu hoặc than vỏ trấu được phối trộn theo tỷ lệ thể tích (v/v) 100%, 75%, 50%, 25% và 0% với mụn xơ dừa. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ với 9 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ vỏ trấu và than vỏ trấu phối trộn với xơ dừa ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất vật lý của giá thể.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:27:54

Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng chịu hạn thông qua thí nghiệm gây hạn nhân tạo ở giai đoạn cây con trong điều kiện nhà lưới của 3 dòng ngô mang gen chịu hạn modiCspB ở thế hệ T5 gồm V152-CG, C7N-CG và C436-CG với đối chứng là các dòng nền không chuyển gen tương ứng: V152, C7N và C436. Kết quả cho thấy: Trong cùng một nguồn dòng (giữa dòng chuyển gen và dòng nền tương ứng) không có sự khác nhau về hầu hết các đặc điểm nông sinh học chính ở mức độ tin cậy 95%.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:31:01

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ N trong dịch dinh dưỡng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả dâu tây được tiến hành trong nhà màn tại Đà Lạt. Cây giống dâu tây được trồng trên chậu nhựa có chứa giá thể phối trộn giữa vỏ trấu và mụn xơ dừa theo tỷ lệ 1 : 3. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên, với 7 nghiệm thức, 3 lần lặp lại.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:34:23

Thí nghiệm này được thực hiện với mục đích phân lập, tuyển chọn và đánh giá một số đặc tính sinh học của các chủng vi khuẩn nội sinh được phân lập từ rễ cây hồ tiêu 1 năm tuổi trồng ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Trong số 23 chủng đã được phân lập, 15 chủng có khả năng sinh IAA, 20 chủng tổng hợp siderphore, 4 chủng phân giải phosphate khó tan và 9 chủng có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora capsici.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:42:57

Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 8 công thức và 3 lần nhắc lại. CT2.1 và CT2.2 bón phân NPK thông dụng và NPK hòa tan với 100% lượng khuyến cáo, 10 lần qua đất; CT2.3, CT2.4 và CT2.5 bón phân NPK hòa tan với liều lượng tương ứng 100%, 85% và 70% lượng khuyến cáo, 10 lần qua nước tưới; CT2.6 và CT2.7 bón phân NPK hòa tan với liều lượng tương ứng 85% lượng khuyến cáo, 12 và 14 lần qua nước tưới; CT2.8 bón phân hòa tan nhập khẩu từ Israel với 100% lượng khuyến cáo, 10 lần qua nước tưới.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:45:20

Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 8 công thức và 3 lần nhắc lại. CT2.1 và CT2.2 bón phân NPK thông dụng và NPK hòa tan với 100% lượng khuyến cáo, 10 lần qua đất; CT2.3, CT2.4 và CT2.5 bón phân NPK hòa tan với liều lượng tương ứng 100%, 85% và 70% lượng khuyến cáo, 10 lần qua nước tưới; CT2.6 và CT2.7 bón phân NPK hòa tan với liều lượng tương ứng 85% lượng khuyến cáo, 12 và 14 lần qua nước tưới; CT2.8 bón phân hòa tan nhập khẩu từ Israel với 100% lượng khuyến cáo, 10 lần qua nước tưới.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:48:39

Nghiên cứu sử dụng phân khoáng qua nước tưới cho cà phê vối vùng Tây Nguyên được thực hiện tại hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai trong 3 năm (2015 - 2017). Các thí nghiệm đồng ruộng chính quy đã được triển khai gồm: dạng phân bón (3 dạng đạm, 2 dạng lân và 1 dạng kali); liều lượng (3 mức NPK) và số lần bón (4, 6 và 8 lần). Kết quả cho thấy dạng phân khoáng được sử dụng phù hợp là urê, monokali phốt phát (MKP) và kali clorua (KCl). Lượng N, P, K tối ưu được sử dụng qua nước tưới đối với cà phê cho năng suất ≤ 3,5 tấn/ha/năm là 240 N + 120 P2O5 + 200 K2O kg/ ha/năm với 6 lần bón và đối với vườn cà phê cho năng suất > 3,5 tấn/ha/năm lượng bón là 300 N + 150 P2O5 + 250 K2O kg/ha/năm với 8 lần bón.

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:50:16

Nghiên cứu sử dụng phân khoáng qua nước tưới cho cà phê vối vùng Tây Nguyên được thực hiện tại hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai trong 3 năm (2015 - 2017). Các thí nghiệm đồng ruộng chính quy đã được triển khai gồm: dạng phân bón (3 dạng đạm, 2 dạng lân và 1 dạng kali); liều lượng (3 mức NPK) và số lần bón (4, 6 và 8 lần).

Thứ tư, 16-09-2020 | 05:53:17

Vật liệu hữu cơ trong đất (than bùn) có hàm lượng các bon hữu cơ 58% được sử dụng để nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ, điều kiện hảo khí và yếm khí đến khả năng phát thải khí CH4   và CO2. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sự thay đổi nhiệt độ, nồng độ ôxy đã ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khí CH4 và CO2 phát thải. Trong điều kiện yếm khí ở nhiệt độ 10oC lượng khí CH4 phát thải 46,11 +- 1,47 mMol/tấn/ngày và CO2 phát thải 45,56 +- 10,19 mMol/tấn/ngày.

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD