Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  33345672

Thứ tư, 16-09-2020 | 10:04:06

Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện trong 8 vụ (từ Đông Xuân 2011 - 2012 đến Hè Thu 2015) tại khu thực nghiệm của Trung tâm Giống nông nghiệp, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định được hiệu suất sử dụng của đạm, lân và kali cho lúa trên vùng đất phèn với cơ cấu lúa 2 vụ/năm; vùng phèn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thí nghiệm được thực hiện trên giống lúa OM5451 với kiểu bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại với 5 nghiệm thức bón phân gồm _NPK, _N, _P, _K, NPK (ĐC).

Thứ tư, 16-09-2020 | 19:42:25

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu điều tra, giám định sâu bệnh hại chính trên cây chanh leo và một số thiên địch của sâu hại tại các vùng trồng chanh leo tập trung đại diện cho 7 vùng sinh thái của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2016. Đã giám định được tên khoa học của 12 loài sâu hại, 9 loài thiên địch và 11 loài vi sinh vật gây bệnh trên cây chanh leo trong điều kiện đồng ruộng và quả chanh leo sau thu hoạch. Danh lục và bộ mẫu chuẩn về thành phần sâu hại, kẻ thù tự nhiên của chúng và các loại bệnh hại của chanh leo trên đồng ruộng và trong bảo quản sau thu hoạch đã được xây dựng và bảo quản tại Viện Bảo vệ thực vật.

Chủ nhật, 27-09-2020 | 05:56:59

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học và khả năng ăn mồi của bọ rùa sáu vệt đen (Menochilus sexmaculata) ở điều kiện phòng thí nghiệm được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2017 tại Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học An Giang. Kết quả thí nghiệm cho thấy, vòng đời của bọ rùa sáu vệt đen (M. sexmaculata) dao động từ 13 - 20 ngày với nguồn thức ăn là rệp muội đen (Aphis craccivora) và rệp muội bông (Aphis gossypii). Giai đoạn trứng là 3,08 ± 2,03 ngày.

Thứ năm, 17-09-2020 | 08:29:40

Nghiên cứu được thực hiện nhằm làm cơ sở cho việc sử dụng, bảo tồn, duy trì nguồn giống các loài bọ rùa thiên địch, làm tiền đề cho việc xây dựng quy trình IPM, ứng dụng trong công tác phòng trừ sinh học để quản lý nhóm côn trùng gây hại trên cây thanh long. Kết quả ghi nhận 10 loài bọ rùa thiên địch hiện diện trên cây thanh long: Micraspis discolor, Menochilus sexmaculatus, Coccinella transversalis, Scymnus bipunctatus, Cryptolaemus sp. 1, Cryptolaemus sp. 2, Pseudaspidimerus sp., Scymnus sp. 1, Stethorus sp. và Scymnus sp. 2thuộc 2 phân họ Coccinellinae và Scymninae.

Thứ hai, 21-09-2020 | 17:18:03

Lúa có nhiều ưu điểm để được lựa chọn thay thế bột mì trong sản xuất bánh mì không gluten. Hai tính trạng quan trọng để lựa chọn giống lúa thích hợp sản xuất bánh mì không gluten là amylose và protein. Sử dụng các chỉ thị hữu hiệu sẽ phát hiện nhanh những giống lúa có hàm lượng amylose thấp, protein cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ thị R190 khuếch đại một đoạn ADN 100 bp, chỉ thị R21 khuếch đại một đoạn ADN 157 bp đã nhận dạng ra hàm lượng amylose và protein ở các mức khác nhau.

Thứ ba, 22-09-2020 | 08:21:48

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian ngập úng ở giai đoạn cây ra hoa đến sinh trưởng, sinh lý và năng suất của 4 giống đậu xanh (ĐXVN5, ĐXVN7, ĐX11, ĐX14) trong điều kiện nhà lưới. Kết quả thí nghiệm cho thấy ngập úng làm suy giảm chiều cao cây, số lá, diện tích lá, nốt sần, khối lượng tươi và khô của rễ và thân lá, chỉ số SPAD, hiệu suất huỳnh quang diệp lục, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Thời gian gây úng 5 ngày ảnh hưởng ít nhất đến các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý và năng suất của các giống.

Thứ tư, 23-09-2020 | 08:45:27

Methionine (Met) là một axít amin đóng vai trò thiết yếu ở thực vật. Các gốc Met cấu trúc được giả thuyết là bảo vệ protein chống lại bất lợi ôxi hóa nội bào. Trong nghiên cứu này, 21 phân tử protein giàu Met, thuộc ba nhóm nhân tố phiên mã (TF) lần lượt là ‘Basic helix-loop-helix’ (bHLH), ‘Basic leucine zipper’ (bZIP) và ‘Serum response factor’ (SRF) ở đậu tương (Glycine max) đã được phân tích nhằm chứng tỏ giả thuyết trên.

Thứ năm, 24-09-2020 | 10:20:46

Điều tra xác định thành phần loài tuyến trùng nốt sần rễ trên 85 mẫu đất và rễ cà tím tại Lâm Đồng dựa vào phương pháp mô tả hình thái. Mẫu đất và mẫu rễ được lấy theo phương pháp đánh dấu bản đồ hình zich zắc. Các chỉ số hình thái được ghi nhận và vẽ trên kính hiển vi Bel kết nối với ống vẽ Bel-BIO2T-AC. Các đặc điểm hình thái được mô tả và so sánh theo khóa định loại của Jebson (1987) và Whitehead (1968).

Thứ hai, 28-09-2020 | 08:34:05

Kết quả nghiên cứu vi sinh vật chuyển hóa Hydratcacbon trong đất trồng ngô tại Hà Nội bước đầu cho thấy, mật độ vi sinh vật (VSV) trong đất biến động liên tục phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng trong đất, ở thời điểm trước trồng; mật độ VSV ổn định ở mức 105 CFU/g và tăng dần đến 106CFU/g khi bắt đầu vào muà vụ. Nhu cầu sử dụng dinh dưỡng mạnh ở giai đoạn cây trỗ đòng và tạo hạt, khiến quần thể vi sinh vật giảm mạnh, chỉ còn 105 CFU/g đối với vi khuẩn, xạ khuẩn và 104 CFU/g đối với vi nấm.

Thứ năm, 15-10-2020 | 18:17:17

Quan trắc đất sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017 cho thấy, phát hiện 14/29 điểm quan trắc có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng (Cu, Pb, Zn, Cd), chưa có dấu hiệu ô nhiễm Hg, As; có 17/42 điểm có nguy cơ nhiễm mặn nặng, tập trung chủ yếu ở khu vực ĐBSCL. Một số khu vực thâm canh sản xuất nông nghiệp đã có dấu hiệu phú dưỡng lân (Lâm Đồng và Bắc Giang), một số điểm ở cơ cấu lúa - màu khá giàu đạm và lân (105/299 mẫu đất giàu đạm, 227/299 mẫu giàu lân dễ tiêu).

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD