Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  33379682
Tối ưu hóa khả năng tổng hợp chất kết tụ sinh học của chủng vi khuẩn Bacillus aryabhattai KG12S và thử nghiệm xử lý nước thải sau biogas từ trại chăn nuôi heo

Công nghệ kết tụ (Flocculation technology) đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải, đặc biệt là trong công đoạn tiền xử lý của nhiều hệ thống xử lý nhờ ưu điểm là đầu tư cơ sở hạ tầng nhỏ và thời gian xử lý ngắn. Sự kết tụ sinh học là sự kết tụ các vật chất lơ lửng trong nước giúp làm giảm các chỉ tiêu như COD, TSS và từ đó giúp làm giảm một phần độ đục của nước thải trước khi được xử lý bằng phương pháp khác.

Công nghệ kết tụ (Flocculation technology) đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý nước thải, đặc biệt là trong công đoạn tiền xử lý của nhiều hệ thống xử lý nhờ ưu điểm là đầu tư cơ sở hạ tầng nhỏ và thời gian xử lý ngắn. Sự kết tụ sinh học là sự kết tụ các vật chất lơ lửng trong nước giúp làm giảm các chỉ tiêu như COD, TSS và từ đó giúp làm giảm một phần độ đục của nước thải trước khi được xử lý bằng phương pháp khác.

 

Ảnh minh họa

Trong nghiên cứu này,  các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ đã xác định các yếu tố cho sự tổng hợp chất kết tụ sinh học cao nhất cũng như tỷ lệ kết tụ sinh học của chủng vi khuẩn Bacillus aryabhattai KG12S được phân lập từ nước thải sau biogas của chuồng trại chăn nuôi heo ở tỉnh Kiên Giang.

Nước thải chăn nuôi heo sau khi được xử lý bằng hệ thống biogas vẫn còn chứa hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ cao cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường. Chất kết tụ sinh học (bioflocculants) là một hợp chất cao phân tử được tổng hợp trong quá trình phát triển của các vi sinh vật. Chúng có tác dụng lắng tụ nhanh chóng, có khả năng tự phân hủy, an toàn cho con người và môi trường nên được nghiên cứu và ứng dụng để xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas. Chủng vi khuẩn Bacillus aryabhattai KG12S được phân lập từ mẫu nước thải sau hệ thống biogas của trại chăn nuôi heo ở tỉnh Kiên Giang, có khả năng tổng hợp chất kết tụ sinh học với thành phần môi trường tối ưu cho khả năng tổng hợp chất kết tụ sinh học gồm glucose (1,12%), glutamate (5,7%), K2HPO4 (0,4%) và KH2PO4 (0,8%) ở pH 6 cho tỷ lệ kết tụ 96,87% với dung dịch kaolin sau 5 phút để lắng, bổ sung dung dịch CaCl2 và 0,2% dịch nuôi sinh khối vi khuẩn. Kết quả ứng dụng chủng vi khuẩn này trong xử lý nước thải sau hệ thống biogas của trại chăn nuôi heo đã làm giảm COD, TSS, Nitơ tổng, photpho tổng và hàm lượng Amonium lần lượt là 50,85%, 67,21%, 75,00%, 85,42% và 77,78% so với chỉ số ban đầu. Chỉ tiêu Photpho tổng đạt cột A của quy chuẩn QCVN_ 40/2011/BTNMT.

ntbtra - canthostnews, theo Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1763

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD