Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33266219
Kỹ thuật trồng sắn đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao theo hướng bền vững
Thứ năm, 15-05-2014 | 15:58:10

1.         Chuẩn bị đất

 

Cây sắn có đặc tính nông học là dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất và vùng sinh thái khác nhau; chịu được các điều kiện khô hạn và có thể trồng được ở các vùng khí hậu có lượng mưa thấp; tuy nhiên, cây sắn không chịu được ngập- úng.

 

Ở Việt Nam, cây sắn  đựợc trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất rừng mới được khai thác, đất luân- xen canh với các loại cây công nghiệp, cây thực phẩm (cây họ đậu, lúa nước) và đất hoang hóa. Do nhu cầu để hình thành và phát triển rễ củ, cây sắn cần đất tơi xốp thông thoáng. Vì vậy, đất trồng sắn nhất thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, các công việc bao gồm: thu dọn rễ cây và tàn dư thực vật, cày- bừa (1- 2 lần) và san lấp mặt bằng. Ở những diện tích đất có độ dốc lớn (> 30%) như đất đồi núi thì không cần cày bừa mà cuốc hốc trồng trực tiếp. Đối với đất trồng sắn trên các chân ruộng luân canh lúa nước thì sau khi nước rút và thu hoạch lúa cần chuẩn bị đất sớm để xuống giống nhằm tranh thủ và tận dụng được ẩm độ đất, gồm các khâu: xử lý cỏ dại, san lấp mặt bằng (nếu đất bị úng cục bộ có thể vét mương hoặc rãnh thoát nước), cày hoặc phay đất sớm và kéo liếp ngay sau khi nước rút.

 

2.         Chuẩn bị giống

 

 Các giống sắn có năng suất cao được trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay bao gồm: KM419, KM101, KM94, KM140, KM98-5, NA1, KM98- 7, KM21- 12, 06Sa08,  HL- S10, HL- S11. Giống sắn KM94 đang bị nhiểm nặng bệnh chổi rồng (phytoplasma sp.); mặt khác các vùng sản xuất sắn của Đông Nam bộ (Tây Ninh) hiện nay đang bị nhiễm rệp sáp hồng rất nặng do đó không nên sử dụng nguồn giống sắn bị nhiễm bệnh hoặc ở các vùng có rệp sáp gây hại.

 

Giống sắn để trồng trên diện rộng hoặc sản xuất đại trà phải lấy từ những ruộng sản xuất tốt hoặc các ruộng nhân giống riêng (nếu có), tuổi của cây sắn trong các ruộng này đạt từ 8 tháng trở lên. Cây sắn dùng làm giống phải khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu-  bệnh, nhặt mắt, không buông lóng, khi chuẩn bị hom giống nên loại bỏ những cây giống bị khô (không có nhựa mủ) và bị trầy, xước trong quá trình vận chuyển.                                                                        

 

Thời gian bảo quản cây giống không quá 60 ngày (tính từ khi thu hoạch), sau khi thu hoạch vận chuyển và bảo quản ngay tại những nơi khô ráo và có bóng mát. Có nhiều cách để bảo quản khác nhau như: bó từng bó để nằm hoặc dựng đứng cây giống trong bóng râm, hoặc có thể cắm thẳng từng cây xuống đất theo từng cụm từ 500- 1000 cây/cụm. Trong thời gian bảo quản cây giống có thể bị rệp sáp hoặc các loại côn trùng gây hại, vì  thế có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng phun định kì (tuần/ lần) để phòng trừ.

 

Hom sắn để trồng lấy từ đoạn giữa thân cây sắn, chiều dài của hom sắn trồng sản xuất là 15- 20cm, đạt tối thiểu là 6- 8 mắt, không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, những hom sắn mầm ngủ thể hiện không rõ phải lọai bỏ. Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc- bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.

 

Để tránh cho hom giống bị sâu bệnh phá hoại nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp thuốc diệt nấm và côn trùng thông dụng hoặc rải thuốc trừ côn trùng theo hàng và hốc trước khi đặt hom sắn. (Thiamethoxam, Gauclo 600Fs, Enalclo 40Fs, Ridomin)

 

3.         Thời vụ trồng          

 

Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên& Đồng bằng sông Cửu Long thường có hai thời vụ trồng sắn: vụ đầu mùa mưa, xuống giống từ 30/04 đến 15/06, thu hoạch sau khi trồng 7- 11 tháng; vụ cuối mùa mưa, xuống giống 15/09 đến 15/10, thu hoạch vào cuối tháng 9,  tháng 10 của năm sau. Ngoài ra, cũng  có thể trồng sắn vào thời điểm các ngày nắng trong năm nếu chủ động được nước tưới và đất trồng. Vụ đầu mùa mưa, nên tranh thủ trồng sớm khi đất đủ ẩm độ, không nên trồng vào các thời điểm có mưa nhiều hoặc khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn (do ẩm độ đất cao hoặc thấp, nhiệt độ thấp dẫn đến hom sắn nảy mầm kém, rễ sắn hô hấp kém, các tác nhân nấm- bệnh và côn trùng dễ tấn công và gây hại cho hom sắn).

 

Các vùng khác tùy theo mùa vụ của vùng mà xuống giống.

 

4.         Phương pháp trồng

 

Có ba phương pháp trồng hom sắn: Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém có thể kéo luống hoặc lên líp để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc hom đứng. Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng hoặc xiên.

 

5.         Khoảng cách và mật độ trồng

 

Tùy theo giống và theo đất để bố trí khoảng cách và mật độ trồng thích hợp,  đối với các giống thân thẳng, ít hoặc không phân nhánh (như KM140, KM101, KM419…) là 1,0m x 0,8 - 0,7m hoặc 0,8 x0,8m, tương ứng mật độ là 12.500 cây – 15.625 cây/ ha. Đối với các giống sắn có thân cong, phân cành nhiều (như KM94, KM414, KM98-5…) khoảng cách trồng thích hợp là 1,0m x 1,0m- 0,8m, tương ứng 10.000- 12.500 cây.  Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0x 1,0m, tương đưong với 10.000 cây/ ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1 m x 0,9 m hoặc 0,8 m x 0,8 m (tương đương với 12.500 cây và 15.625 cây/ha).

 

6.         Bón phân, tưới nước

 

            Phân bón

 

 Tùy theo các loại đất mà bón với các công thức khác nhau, có thể kết hợp giữa bón phân vô cơ với phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh và các loại phân hữu cơ dạng lỏng.

 

Để đạt năng suất củ từ 25- 40tấn/ ha thì công thức bón NPK cho sắn là: 80N + 40P2O5 + 80K2O& 160N + 80P2O5 + 160K2O

 

Đối với các vùng có điều kiện thời tiết, đất đai và chế độ nước tưới để đạt năng suất từ  45- 60 tấn củ tươi/ ha, có thể bón với công thức cho 1 ha là:

Phân hữu cơ: 10- 15 tấn phân chuồng hoặc 3 tấn vi sinh kết hợp 2 tấn vôi.

Phân Khoáng:  250N + 130P2O5 + 250- 300K2O. Tương đương 550 kg Urea + 815 kg lân supe + (420-  500kg KCl)

 

Kỹ thuật bón:

 

+ Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng hoặc (vi sinh), lân (tương đương 850 kg super lân) được bón trước khi cày lần 2.

              + Bón thúc lần 1 vào giai đoạn từ 25- 30 ngày sau khi trồng: 1/3 phân đạm+ 1/3 phân kali.

              + Bón thúc lần 2 vào giai đoạn sau khi trồng từ  50- 60 ngày: 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali.

+ Bón thúc lần 3: toàn bộ lượng đạm và kali còn lại, bón ở thời điểm 80 – 90  ngày sau trồng.

 Thời điểm bón: bón khi đất có đủ ẩm độ, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc đang mưa lớn.

          

  Phương pháp và kỹ thuật bón: phân lân và phân hữu cơ bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hàng hay hốc trước khi trồng; phân đạm và phân kali bón theo hốc (cuốc hốc cách gốc hoặc hom sắn 15- 20cm rải phân xuống và lấp lại).

 

 Tưới nước

 

Trong điều kiện chủ động được nước tưới có thể tưới bổ sung vào cuối mùa mưa hoặc trong những tháng bị khô hạn hoặc khi trồng vào mùa khô. Thông thường có thể tưới nước cho cây sắn từ 6- 10 lần/ vụ; khoảng cách giữa các lần tưới từ 2- 3 tuần/ lần.

 

7.         Phòng trừ cỏ dại

 

 Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 2,5Lít/ ha (phun ngay sau khi trồng, đảm bảo lượng nước phun và ẩm độ đất đủ cho thuốc có thể thấm xuống đất từ 2- 3cm), sau đó làm cỏ bằng tay 2 lần vào thời điểm 3 tháng sau trồng và 6 tháng sau trồng.

 

Có thể làm cỏ bằng tay 1 lần sau khi trồng từ 25- 30 ngày, sau khi làm cỏ xong phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ ha.

 

Đối với các chân ruộng luân canh với lúa nước cần xử lý cỏ dại trước khi trồng (bằng các nhóm thuốc diệt cỏ gốc Glyphosate).

 

8.         Phòng trừ sâu bệnh

 

Một số bệnh hại trên sắn: bệnh cháy lá do vi khuẩn, bệnh đốm lá, bệnh chổi rồng. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là sử dụng cây giống sạch bệnh, bón phân cân đối, đầy đủ.

 

Một số sâu hại trên sắn: mối, rệp sáp; trong đó mối là loại sâu hại chủ yếu và quan trọng trên sắn. Mối gây hại chủ yếu ở giai đoạn mới trồng và quá trình bảo quản. Để phòng trừ mối gây hại, sử dụng Diazan 10H từ 3 - 5kg /ha rải vào đất khi cày bừa hoặc theo hốc lúc trồng.

 

9.         Thu hoạch, bảo quản

 

Thu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của từng giống sắn), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27- 30%, hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6- 8 lá) và lá đã chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt. Có  nhiều phương pháp thu họach khác nhau: thu họach bằng cơ giới, các dụng cụ thủ công và nhổ trực tiếp bằng tay. Thu hoạch đến đâu vận chuyển ngay đến các cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ. Đối với trường hợp bán sắn lát, sắn thu hoach đến đâu thì phải tiến hành xắt lát rồi phơi khô tại ruộng. Sắn lát khô với ẩm độ từ 11- 12% cỏ thể đem bán ngay hoặc bảo quản trong bao- kho chứa, cần xử lý các loại thuốc xông hơi để phòng trừ côn trùng và mọt.

                                              

Trở lại      In      Số lần xem: 56229

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD