Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  30
 Số lượt truy cập :  33277553
Ảnh hưởng cây che phủ họ đậu đối với tính chất đất và sự phát triển của cây tiêu (Piper nigrum L.) ở giai đoạn KTCB

Cây che phủ họ đậu thường có hàm lượng đạm cao và cung cấp lượng đạm cần cho cây phát triển. Ngoài ra, cây che phủ bảo vệ đất khỏi xói mòn và làm tăng chất hữu cơ; chất hữu cơ cải thiện cấu trúc đất dẫn đến độ thoáng khí, độ thấm và khả năng giữ ẩm tốt hơn. Ba công thức cây che phủ cùng với đối chứng (không có cây che phủ) được đánh giá ngoài đồng trên cây tiêu (Piper nigrum L.) giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) được trồng tại Trạm nghiên cứu Trung tâm,

Tiêu với cây che phủ đậu mèo Mucuna (bên trái) và lạc dại Archis (bên phải). Ảnh: H.D.A.K. Gunaratne và ctv.

Tiêu với cây che phủ tràng quả xoan Desmodium. Ảnh: H.D.A.K. Gunaratne và ctv.

 

Cây che phủ họ đậu thường có hàm lượng đạm cao và cung cấp lượng đạm cần cho cây phát triển. Ngoài ra, cây che phủ bảo vệ đất khỏi xói mòn và làm tăng chất hữu cơ; chất hữu cơ cải thiện cấu trúc đất dẫn đến độ thoáng khí, độ thấm và khả năng giữ ẩm tốt hơn. Ba công thức cây che phủ cùng với đối chứng (không có cây che phủ) được đánh giá ngoài đồng trên cây tiêu (Piper nigrum L.) giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) được trồng tại Trạm nghiên cứu Trung tâm, Cục xuất khẩu Nông nghiệp, Matale, Sri Lanka để xác định ảnh hưởng của cây trồng che phủ đối với sự phát triển của cây tiêu giai đoạn KTCB, hóa tính đất và sự chuyển động độ ẩm của đất trong năm 2014 và 2015. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với ba lần lặp lại. Bốn nghiệm thức gồm T1: tiêu được trồng với cây che phủ Arachis pintoi (đậu phộng dại), T2: tiêu được trồng với cây che phủ Mucuna bracteata (đậu mèo), T3: tiêu được trồng với cây che phủ Desmodium ovalifolium (tràng quả xoan), T4: đối chứng tiêu được trồng không có cây che phủ. Tất cả các nghiệm thức trồng cây che phủ (T1, T2 và T3) cho thấy giá trị của hàm lượng thể tích nước trong đất ở tất cả các thời điểm theo dõi luôn cao hơn so với nghiệm thức không trồng cây che phủ (T4). Tất cả ba nghiệm thức trồng cây che phủ đều thể hiện đạm tổng số trong đất, lân hữu dụng, K trao đổi cao hơn đối chứng. Giá trị EC cao nhất (90 µs/cm) đã được ghi nhận ở nghiệm thức Mucuna bracteata, trong khi giá trị thấp nhất (20 µs/cm) xuất hiện ở nghiệm thức đối chứng. Hàm lượng OM% cao hơn có nghĩa cũng được tìm thấy trong tất cả các nghiệm thức cây che phủ so với đối chứng (T4). Kết quả cho thấy rằng cây che phủ Arachis pintoi Desmodium ovalifolium vượt trội hơn nhiều so với cây che phủ Mucuna bracteatain đối với sự phát triển của cây tiêu KTCB trong khi đó làm tăng độ phì nhiêu của đất và duy trì ẩm độ đất ở vùng canh tác tiêu không được tưới của Sri Lanka.

 

Nhìn gần hơn từ trái qua phải là cây che phủ tràng quả xoan, lạc dại và đậu mèo. Ảnh: H.D.A.K

 

Nguyễn tiến Hải theo IPC.

Trở lại      In      Số lần xem: 884

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD