Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  33276908
Bẫy nấm gây hại bằng lá giúp người trồng tiêu bớt "sầu"

Bệnh thối gốc rễ cây hồ tiêu còn được gọi là bệnh chết nhanh hay bệnh tiêu sầu sẽ được phòng trừ sớm với phương pháp mới, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối rễ cây hồ tiêu là biện pháp sử dụng lá tiêu để bẫy nấm Phytophthora capsici (P.capsici) trong đất.

Bệnh thối gốc rễ cây hồ tiêu còn được gọi là bệnh chết nhanh hay bệnh tiêu sầu sẽ được phòng trừ sớm với phương pháp mới, đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.

 

Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối rễ cây hồ tiêu là biện pháp sử dụng lá tiêu để bẫy nấm Phytophthora capsici (P.capsici) trong đất. Người trồng tiêu hoàn toàn chủ động theo dõi và kiểm soát nguồn bệnh P. capsici một cách đơn giản, dễ dàng và hiệu quả bằng kỹ thuật bẫy này. Đây là một giải pháp kỹ thuật hữu hiệu để phân lập và theo dõi nguồn bệnh ở trong đất đơn giản, chính xác và được áp dụng hiệu quả ở những vùng trồng tiêu trọng điểm của Việt Nam.

 

Bệnh tiêu sầu do nấm gây ra

 

Giải pháp kỹ thuật này được nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường và cộng sự Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế nghiên cứu và đưa vào áp dụng thành công giúp người trồng tiêu quản lý bệnh thối gốc rễ trên cây hồ tiêu một cách hiệu quả.

 

Theo PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Trường, bệnh thối gốc rễ cây hồ tiêu còn được gọi là bệnh chết nhanh hay bệnh tiêu sầu. Đây là bệnh hại nguy hiểm, thường làm chết dây tiêu hàng loạt, gây mất trắng hoặc làm giảm năng suất cây trồng trầm trọng. Nguyên nhân gây bệnh đã được xác định đó là do nấm Phytophthora capsici gây nên. 

 

Bệnh thường rất khó phát hiện sớm, chỉ khi cây biểu hiện các triệu chứng điển hình thì nông dân mới phát hiện. Khi đó việc áp dụng các biện pháp phòng trừ hầu như không còn tác dụng. 

 

Các bẫy nấm Phytophthora ở các nước và Việt Nam chủ yếu sử dụng để phân lập nấm Phytophthora phục vụ trong nghiên cứu, chưa có ý tưởng nào sử dụng bẫy nấm để theo dõi tác nhân gây bệnh P. capsici trong đất để dự báo bệnh hại. Đặc biệt là bẫy nấm mà nông dân có thể áp dụng được để chủ động theo dõi tình hình bệnh hại của vườn hồ tiêu và có kế hoạch phòng trừ bệnh.

 

Bệnh chất nhanh trên cây hồ tiêu

 

Đây là một kỹ thuật mới hoàn toàn sử dụng để theo dõi nguồn bệnh P. capsici trong đất trong điều kiện của nước ta hiện nay. Phương pháp phân lập Phytophthora capsici - tác nhân gây bệnh thối gốc rễ hồ tiêu từ đất được cải tiến từ phương pháp bẫy lá cây hồ tiêu của Kueh and Khew (1982) và đã thành công trong phân lập P. capsici ở đất các vùng trồng hồ tiêu.

 

Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đã phát triển ý tưởng là sử dụng bẫy nấm lá tiêu trong phân lập Phytophthora capsici để theo dõi nguồn bệnh thối gốc rễ hồ tiêu và áp dụng trong phòng trừ bệnh hại này.

 

Phương pháp nhỏ, hiệu quả lớn

 

Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối rễ cây hồ tiêu được thực hiện với các bước đơn giản, rất dễ dàng thực hiện.

 

Bước đầu tiên, đất sử dụng để bẫy nấm Phytophthora được thu thập ở vùng quanh gốc cây hồ tiêu ở độ từ lớp đất mặt có độ sâu từ 1-15cm. Tiếp đến, đất được bóp vỡ vụn và lấy khoảng 50g cho vào một cốc nhựa (khoảng 1/2 cốc) sau đó thêm vào 100ml nước cất hoặc nước giếng (khoảng 2/3 gốc). Nếu sử dụng nước máy thì cần phải để ngoài trời khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó mới sử dụng. Tiếp đến, cho vào cốc đã chuẩn bị một lá tiêu bánh tẻ (lá trưởng thành, không quá già) không có vết bệnh, cốc được đặt trong nhà nhiệt độ khoảng 25-30°C và dưới điều kiện ánh sáng tán xạ. Chú ý lá tiêu phải được giữ nổi trên mặt nước trong suốt thời gian bẫy.

 

Sau đó, tiến hành quan sát vết bệnh phát triển trên lá tiêu sau 2-5 ngày bẫy: Biểu hiện của nguồn bệnh là vết bệnh gây ra do Phytophthora có hình tròn, có tia nấm ở ngoài rìa và vành mô bệnh dạng giọt dầu. Để đánh giá chính xác nguồn bệnh trong vườn nặng hay nhẹ thì mỗi vườn có thể tiến hành bẫy 100-200 cốc và cứ 15 ngày bẫy một lần.

 

Vết bệnh do lá nhiễm nấm chết nhanh

 

Kỹ thuật bẫy và theo dõi nguồn bệnh Phytophthora gây bệnh thối rễ cây hồ tiêu đã đạt giải Ba Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13 vừa qua.

 

Đánh giá về giải pháp này, GS.TS. Trần Hữu Dàng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết: "Giải pháp khá mới và sáng tạo. Sử dụng kỹ thuật này đã giúp người nông dân kiểm soát được bệnh thối gốc rễ hồ tiêu, nâng cao năng suất cấy trồng, nâng cao thu nhập giúp xoá đói giảm nghèo. Hiệu quả phòng trừ bệnh đạt từ 50 đến 95%, thiệt hại do bệnh gây nên giảm từ 55 đến 95%, chí phí phòng trừ giảm từ 15-25% so với đối chứng không thực hiện bẫy lá tiêu và theo dõi nguồn bệnh". 

 

Giải pháp đã được triển khai ứng dụng để theo dõi nguồn bệnh hiệu ở nhiều địa phương,như Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Phước, Đăk Nông, Đăk Lắk, Gia Lai, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.

 

Hồ Thành - Khampha.

Trở lại      In      Số lần xem: 775

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD