Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  33216220
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc

Phần 1. Virus FMD

Bệnh LMLM (FMD, Foot and Mouth Disease) là một bệnh xảy ra trên toàn cầu, ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại ở những vùng có dịch, và cần được đầu tư mạnh để ngăn ngừa và giám sát ở những vùng đang có dịch. Theo OIE, Tổ chức Thú Y Thế giới, bệnh LMLM là bệnh truyền nhiễm trên hầu hết các loài hữu nhủ và có khả năng gây tổn thất kinh tế nghiênm trọng trên những loài mẫn cảm (2010).

Virus FMD

Bệnh LMLM (FMD, Foot and Mouth Disease) là một bệnh xảy ra trên toàn cầu, ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại ở những vùng có dịch, và cần được đầu tư mạnh để ngăn ngừa và giám sát ở những vùng đang có dịch. Theo OIE, Tổ chức Thú Y Thế giới, bệnh LMLM là bệnh truyền nhiễm trên hầu hết các loài hữu nhủ và có khả năng gây tổn thất kinh tế nghiênm trọng trên những loài mẫn cảm (2010). Bệnh LMLM gây ra bởi virus FMD, thuộc họ Picornaviridae, nghĩa là virus (có cấu trúc) RNA nhỏ nhất trong số các virus gây bệnh trên động vật. Có khoảng 7 chủng huyết thanh (serotype) của virus FMD được đặt tên là O, A, C, SAT 1, SAT 2, SAT 3 và Asia1, nhưng có chủng phụ được phân biệt bằng miễn dịch học và huyết thanh học, chúng có độc lực khác nhau.

Virus FMD có bộ gene là một phân tử RNA đơn có vai trò như RNA thông tin dùng để tổng hợp các protein của virus. Tổng cộng có khoảng 12 loại protein được sản xuất từ virus FMD, bao gồm L, 1A, 1B, 1C, 1D, 2A, 2B, 2C, 3A, 3B, 3C, and 3D. Những protein này được cuộn lại trong một chuổi dài, vì vậy nhiều protein trong số này kết hợp với nhau, VD như 3ABC. Các protein 1A, 1B, 1C và 1D tạo thành protein vỏ Những vi rút này thường biến hóa không ngừng thành những chứng phụ mới có khác biệt về tính kháng nguyên, tồn tại bền vững, đã có hơn 60 chủng phụ được xác định, vì vậy phải thường xuyên chẩn đoán định chủng vi rút chính xác qua xét nghiệm tại phòng thí nghiệm thì mới chọn được loại vắc xin thích hợp để tiêm phòng cho từng vùng và từng thời kỳ.

Gia súc khỏi bệnh trở thành vật mang trùng lâu dài, đặc biệt là trâu, bò. Chính những con mang trùng này là nguyên nhân tái phát ổ dịch cũ và phát sinh ổ dịch mới ở nơi chúng được đưa đến. Theo Quy định của Tổ chức Thú y thế giới gia súc tại các ổ dịch cũ, trong khi thực hiện công tác giám sát dịch tễ, nếu phát hiện có dương tính huyết thanh đối với bệnh LMLM phải giết hủy hoặc đánh dấu không cho vận chuyển.

Bệnh LMLM được lây lan qua các phương thức sau:

- Lây lan trực tiếp: mầm bệnh có xâm nhập do tiếp xúc trực tiếp giữa gia súc có mang mầm bệnh và gia súc cảm nhiễm qua tổn thương ở da

- Lây lan gián tiếp: mầm bệnh theo thức ăn nước uống xâm nhập vào cơ thể gia súc qua đường tiêu hóa, qua không khí vào đường hô hấp.

Trong ổ dịch, mầm bệnh chủ yếu truyền lây qua không khí vào đường hô hấp, tiếp theo là qua thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi và cán bộ thú y mang mầm bệnh truyền đi. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác qua con đường tiêu thụ, vận chuyển súc vật sống và sản phẩm động vật không được kiểm dịch chặt chẽ. Từ các ổ dịch cũ không được khử trùng triệt để, mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường sẽ gây bệnh cho gia súc.

Các nguồn lây lan bệnh là: do việc vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật có mang mầm bệnh từ các nước xung quanh thâm nhập vào trong nước; từ sự tiếp xúc của gia súc nước ta và gia súc các nước có dịch trên đồng cỏ chăn thả tự nhiên ở vùng biên giới; từ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật từ vùng có dịch đến vùng khác; từ mầm bệnh LMLM tồn tại ở địa phương và tái phát ở các ổ dịch cũ; từ động vật hoang dã mang mầm bệnh truyền cho gia súc.

Tình hình dịch bệnh LMLM trên thế giới và khu vực

Trong năm 2010, theo số liệu của Tổ chức Thú Y Thế giới OIE, có tổng cộng 716 ổ dịch LML xảy ra trên 21 quốc gia thuộc châu Phi và châu Á. Tổng cộng có 211.445 con bò, 31.218 gia súc nhai lại nhỏ (dê, cừu…) và 315.460 con heo bị phơi nhiễm trước virus LMLM. Trong số đó, số gia súc thực sự nhiễm LMLM là 11.999 con bò, 20.091 gia súc nhai lại nhỏ (dê, cừu…) và 13.954 con heo. Số gia súc bị chết và tiêu hủy do LMLM là 53.624 con bò, 21.513 gia súc nhai lại nhỏ (dê, cừu…) và 304.346 con heo. Trong số 716 ổ dịch này, chủ yếu là nhiễm virus LMLM serotype O (93%), mỗi loại serotype A, Asia và SAT2 chỉ chiếm 2% và thấp nhất là serotype SAT1 với 1%. Trong tháng 04/2012, đã có một số nước thông báo có dịch LMLM trên gia súc, bao gồm: Nga, Nam Phi, Libya, Botswana, Palestine, Đài Loan (Đài Bắc, 11/04/2012, trong đó có 4 ca bệnh trên 3.055 heo bị mẫn cảm LMLM)…

Bệnh LMLM đã xuất hiện ở nhiều nước thuộc Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và Châu Âu. Điển hình là trong những năm 1981-1985, dịch xuất hiện ở 80 nước, gây nên tổn thất lớn cho nền kinh tế của những nước này. Năm 1997, dịch xảy ra ở lợn trên toàn lãnh thổ Đài Loan, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và để lại hậu quả xấu cho ngành chăn nuôi lợn trong nhiều năm. Các nước Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước từ lâu không có bệnh LMLM nhưng đến năm 2000 đã xuất hiện bệnh này. Tại châu Âu năm 2001 dịch đầu tiên xảy ra ở Anh, sau đó lan ra Pháp, Hà Lan, Ireland qua con đường vận chuyển gia súc.

Trung Quốc là nước có đường biên giới rất dài với Việt Nam, là nước thường xuyên có bệnh Lở mồm long móng, việc buôn bán trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là việc buôn bán vận chuyển trái phép động vật và sản phẩm động vật là nguyên nhân lây lan dịch bệnh giữa hai nước.

Ở khu vực Đông Nam Á, một số nước có dịch như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Malaysia đã chịu những thiệt hại rất lớn do dịch gây ra. Ở Thái Lan, khi bị dịch này, Chính phủ đã chi mỗi năm hàng triệu USD để khống chế dịch. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn hỗ trợ thêm 36 triệu USD để thành lập Trung tâm chẩn đoán LMLM để định chủng vi rút, nghiên cứu dịch tễ và sản xuất vắc xin. Thái Lan đã có 7/9 vùng kinh tế đã sạch bệnh và ở 7 vùng này vẫn xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và nông sản đi nhiều nước với số lượng lớn. Indonesia đã thanh toán được bệnh này từ năm 1983, Philippines đã được OIE công nhận an toàn ở vùng Mindanao, Visay và Luzon. Trong giai đoạn 2002-2008, trong khu vực này chỉ có duy nhất Indonesia là không có dịch LMLM, tiếp đến là Philippines không có LMLM trong 3 năm 2006-2008, tất cả các quốc gia khá như: Cambodia, Lao, Malaysia, Myanmar, Thailand, Việt Nam đều có dịch LMLM xảy ra hàng năm.

Nhiều nước trên thế giới đã thanh toán được bệnh dịch LMLM như Australia, New Zealand, các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương, các nước thuộc EU, các nước thuộc vùng Bắc Trung Mỹ. Các nước trên đều phải thực hiện một chương trình quốc gia về tiêm phòng nhiều năm, kiểm dịch và các biện pháp khác theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới.

Tổng hợp: TS. Chung Anh Dũng

Trở lại      In      Số lần xem: 11905

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD