Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  36
 Số lượt truy cập :  33271485
Biến động một số tính chất đất trồng lúa vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là những vùng sản xuất nông nghiệp chính của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa. Tính chung cả hai vùng, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 68% và sản lượng chiếm trên 70% so với cả nước, riêng ĐBSCL còn là nơi sản xuất 95% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.  Theo Cẩm nang Sử dụng đất nông nghiệp  (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009)  và số liệu của Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn): Diện tích đất trồng lúa ở cả hai vùng giảm đi nhưng diện tích gieo trồng lại tăng lên do hệ số sử dụng đất tăng, từ 1,49 (năm 1990) lên 1,92 (2007). Năng suất lúa tăng từ 35,7 tạ/ha (1990) lên 55,3 tạ/ha (2011).

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là những vùng sản xuất nông nghiệp chính của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa. Tính chung cả hai vùng, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 68% và sản lượng chiếm trên 70% so với cả nước, riêng ĐBSCL còn là nơi sản xuất 95% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.  Theo Cẩm nang Sử dụng đất nông nghiệp  (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2009)  và số liệu của Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn): Diện tích đất trồng lúa ở cả hai vùng giảm đi nhưng diện tích gieo trồng lại tăng lên do hệ số sử dụng đất tăng, từ 1,49 (năm 1990) lên 1,92 (2007). Năng suất lúa tăng từ 35,7 tạ/ha (1990) lên 55,3 tạ/ha (2011).  Đạt được những tiến bộ trên là do chúng ta đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, cơ cấu giống cải tiến với các giống lúa cao sản, lúa lai được gieo trồng phổ biến thay thể các  giống địa phương năng suất thấp; sử dụng phân bón tăng nhanh, hệ thống tưới tiêu ngày càng hoàn thiện... Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức do sự xuất hiện của các yếu tố hạn chế (YTHC) độ phì nhiêu đất mà nguyên nhân là do chế độ sử dụng phân bón, canh tác chưa hợp lý, dẫn đến thiếu hụt một số nguyên tố dinh dưỡng trong đất, hay tích lũy trong đất một số nguyên tố gây độc cho cây trồng. Những thay đổi về sử dụng phân bón gần đây, như quá thiên về bón phân hóa học và chủ yếu là bón phân đa lượng (N, P, K), bón không cân đối… là những nguyên nhân chủ yếu hình thành các YTHC này. Mặt khác, các hiện tượng tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng cũng hình thành các YTHC trong  đất lúa. Những YTHC này đã góp phần làm giảm năng suất, hiệu quả sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa.

 

Chi tiết xin xem file đính kèm.

Trở lại      In      Số lần xem: 7118

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD