Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  33272655
Các nhà khoa học cấy vi khuẩn, trồng cây thành công trên đất bị nhiễm mặn

Một nhóm các nhà nghiên cứu có thể đã tìm ra cách đảo ngược việc giảm năng suất cây trồng do đất canh tác bị nhiễm mặn tăng lên trên khắp thế giới. Được dẫn đầu bởi Brent Nielsen, giáo sư vi sinh học và sinh học phân tử tại Đại học Brigham Young (BYU), các nhà khoa học đã sử dụng vi khuẩn được tìm thấy trong rễ của cây chịu mặn để cấy thành công vào cây cỏ linh lăng (alfalfa) để cây phát triển được trên đất nhiễm mặn nặng.

Một nhóm các nhà nghiên cứu có thể đã tìm ra cách đảo ngược việc giảm năng suất cây trồng do đất canh tác bị nhiễm mặn tăng lên trên khắp thế giới.
 

Được dẫn đầu bởi Brent Nielsen, giáo sư vi sinh học và sinh học phân tử tại Đại học Brigham Young (BYU), các nhà khoa học đã sử dụng vi khuẩn được tìm thấy trong rễ của cây chịu mặn để cấy thành công vào cây cỏ linh lăng (alfalfa) để cây phát triển được trên đất nhiễm mặn nặng.
 

Description: C:UsersHPDesktop5-scientistssu.jpg

Ảnh: BYU.

 

“Chúng tôi lấy rễ của những cây chịu mặn này (được gọi là halophytes), nghiền chúng và cấy vi khuẩn trên đĩa petri trong phòng thí nghiệm (lab)” Nielsen nói. “Chúng tôi đã phân lập được hơn 40 loại vi khuẩn khác nhau, một trong số đó có thể chịu được nồng độ muối giống như ở đại dương”.
 

Sau đó, nhóm nghiên cứu đã cấy các chủng vi khuẩn phân lập vào hạt cỏ linh lăng qua dung dịch và đánh giá khả năng phát triển của cỏ linh lăng trong điều kiện nhiễm mặn cao. Họ đã thấy cỏ đinh lăng phát triển đáng kể trong những thí nghiệm trong phòng và nhà kính.
 

Công trình đã xác định được hai loại vi khuẩn cụ thể - Halomonas và Bacillus - có tác dụng kích thích sự phát triển của cây trồng với độ mặn 1% natri clorua (muối), nồng độ này ức chế đáng kể sự phát triển của những cây trồng không được cấy vi khuẩn. Phát hiện này rất có ý nghĩa vì đất trên khắp các khu vực của Trung Quốc, Úc và Trung Đông đã tăng mức độ nhiễm mặn, cũng như phần lớn đất canh tác ở phía tây nam Hoa Kỳ.
 

Caitlyn McNary, một trong sáu đồng tác giả của công trình cho biết: “Khi diện tích đất được sử dụng nhiều để canh tác, độ mặn tăng lên, nước tưới có muối và khi nước bốc hơi hoặc cây hút, sau đó chỉ còn lại muối”. “Với những gì chúng tôi đã phát hiện ra, đất hiện giờ không thể duy trì sự sống của cây trồng do độ mặn cao lại một lần nữa có thể được sử dụng cho cây trồng”.
 

Ngoài nghiên cứu với cỏ linh lăng, cây trồng số 4 của Mỹ, nhóm nghiên cứu đã bắt đầu tiến hành các thí nghiệm trên lúa, đậu xanh và rau diếp. Bước tiếp theo là thực hiện các thí nghiệm ngoài đồng trên các cây trồng được cấy vi khuẩn.
 

Nguyễn tiến Hải theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 1254

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD