Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33277398
Các nhà nghiên cứu phát hiện cây dền hoang đã tiến hóa kháng bốn loại thuốc diệt cỏ

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Weed Science (Khoa Học Cỏ Dại) cung cấp những thông tin mới đáng lo ngại về sự tiến hóa của tính kháng thuốc diệt cỏ trong cây dền hoang (Amaranthus rudis), một loại cỏ dại hàng năm gây hại nghiêm trọng đối với cây ngô và đậu tương ở Trung Tây Hoa Kỳ. Khi phát hiện một biotype của cây dền hoang ở phía đông Nebraska sống sót sau khi phun thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm có chất ức chế PPO fomesafen, nhóm các nhà khoa học đã quyết định nghiên cứu chúng.

Khả năng kháng 4 loại thuốc (PPO, ALS, PS II, và các chất ức chế EPSPS) đã được xác nhận trong kiểu gen của cây dền hoang (Amaranthus rudis) được thu thập từ một cánh đồng sản xuất đậu nành ở phía đông Nebraska (các hình nhỏ bên trái cho thấy phản ứng của cây với các loại thuốc diệt cỏ khác nhau); đột biến DG210 tạo ra tính kháng thuốc ức chế PPO đã được xác nhận bằng cách sử dụng xét nghiệm PCR (KASPTM) của Kompetitive. Ảnh: Debalin Sarangi.

 

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Weed Science (Khoa Học Cỏ Dại) cung cấp những thông tin mới đáng lo ngại về sự tiến hóa của tính kháng thuốc diệt cỏ trong cây dền hoang (Amaranthus rudis), một loại cỏ dại hàng năm gây hại nghiêm trọng đối với cây ngô và đậu tương ở Trung Tây Hoa Kỳ.

 

Khi phát hiện một biotype của cây dền hoang ở phía đông Nebraska sống sót sau khi phun thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm có chất ức chế PPO fomesafen, nhóm các nhà khoa học đã quyết định nghiên cứu chúng. Họ phát hiện ra rằng quần thể này kháng với bốn nhóm diệt cỏ riêng biệt, bao gồm thuốc ức chế PPO, thuốc ức chế ALS, thuốc ức chế EPSPS và thuốc ức chế PS II.

 

Những kết quả nghiên cứu của họ cho thấy:

 

- Tất cả các mẫu cây của biotype dền hoang kháng thuốc qua kiểm tra xét nghiệm dương tính với đột biến G210 trong gen PPX2L.

 

- Quần thể này biểu hiện tính kháng từ 4-6 fold đối với thuốc diệt cỏ ức chế PPO, 3 fold đối với các chất ức chế EPSPS (glyphosate) và 7 fold với atrazine (chất ức chế PS II).

 

- Khi các chất ức chế ALS chlorimuron và imazethaccor được sử ở mức 32 lần so với liều dùng khuyến cáo trên nhãn, sinh khối trên mặt đất của biotype dền hoang kháng thuốc giảm đến 80%.

 

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một điều đơn giản là không có lựa chọn thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm hiệu quả nào để kiểm soát cây dền hoang trong các ruộng cây trồng thông thường hoặc cây có kháng glyphosate”. Debalin Sarangi, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Nebraska-Lincoln, cho biết: "Người trồng sẽ cần đa dạng hóa các phương pháp để quản lý cỏ dại và cần kết hợp việc sử dụng hóa chất với các biện pháp canh tác và cơ học".

 

Lê Thị Thanh theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 888

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD