Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33273179
Cây đậu tằm (Faba) đáp ứng nhu cầu đạm của cây bắp

Đậu tằm có lịch sử trồng trọt lâu đời và ngày càng được ứng dụng là cây trồng che phủ đất. Cây trồng che phủ đất được trồng vào những tháng đất trống giữa hai vụ cây trồng chính. Trồng cây che phủ đất có thể kiểm soát sự xói mòn, cải tạo đất và hạn chế cỏ dại. Cỏ, cây họ đậu và một số cây cỏ khác là loại cây che phủ phổ biến nhất. Đậu tằm có lịch sử trồng trọt lâu đời và ngày càng được ứng dụng là cây trồng che phủ đất. Cây trồng che phủ đất được trồng vào những tháng đất trống giữa hai vụ cây trồng chính. 

Các nhà nghiên cứu thông báo một tin tốt cho người trồng trọt. Nông dân trồng cây ngô ngọt – một loại cây trồng hút rất nhiều đạm - ngày nay có thể tiết kiệm được một nửa lượng phân bón đạm bằng cách trồng cây đậu tằm che phủ đất.

 

Hạt đậu tằm có nhiều kích cỡ và số lượng hạt khác nhau. Cây đậu tằm giúp nâng cao nguồn đạm trong đất. Nguồn: Masoud Hashemi

 

Đậu tằm có lịch sử trồng trọt lâu đời và ngày càng được ứng dụng là cây trồng che phủ đất. Cây trồng che phủ đất được trồng vào những tháng đất trống giữa hai vụ cây trồng chính. Trồng cây che phủ đất có thể kiểm soát sự xói mòn, cải tạo đất và hạn chế cỏ dại. Cỏ, cây họ đậu và một số cây cỏ khác là loại cây che phủ phổ biến nhất.

 

Đậu tằm là một loại thực vật thuộc cây họ Đậu, như đậu Hà Lan, đậu xanh, và đậu lăng. Hạt đậu tằm là nguồn protein tốt. Chúng cũng mang lại lợi ích quan trọng cho nông nghiệp, đó là khả năng cố định đạm. Những cây này cộng sinh với vi khuẩn trong đất, lấy nitơ có trong khí quyển. Tàn dư thực vật phân hủy và bổ sung thêm nitơ vào đất. Cây đậu tằm được biết đến như là một trong những cây có khả năng cố định đạm mạnh nhất.

 

Nitơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng của thực vật. Nông dân trồng ngô ngọt thường bổ sung nitơ dưới dạng phân bón thương phẩm để đạt năng suất cao nhất.

 

Masoud Hashemi và các cộng sự tại Đại học Massachusetts Amherst đã thử nghiệm cây đậu tằm như là một loại cây trồng che phủ đất trước vụ trồng cây ngô ngọt. Họ muốn tìm hiểu xem nitơ từ cây đậu tằm sẽ đáp ứng nhu cầu đạm cao của cây ngô ngọt như thế nào. Họ cũng băn khoăn không biết liệu việc cày xới tàn dư thực cây đậu tằm vào đất hay để chúng phân hủy tại chỗ thì việc nào sẽ cung cấp đạm nhiều hơn cho cây ngô.

 

Nghiên cứu này cho thấy thời gian trồng cây đậu tằm có ảnh hưởng lớn đến sinh khối - tổng trọng lượng thực vật – kết thúc vụ cây đậu tằm trước vụ đông. Sinh khối nhiều nghĩa là nhiều nitơ. Đậu tằm thường được trồng vào ngày 1 tháng 8 thì cho sinh khối cao hơn gấp đôi so với trồng hai tuần sau đó. Và vì thế không có gì ngạc nhiên khi ngô ngọt được trồng vào vụ xuân sẽ cho năng suất tốt hơn nếu cây đậu tằm được gieo và thu hoạch sớm. Tổng lượng đạm của cây đậu tằm có mối liên hệ mật thiết với lượng sinh khối mà chúng sinh ra.

 

Sản lượng ngô ngọt cũng cao hơn đáng kể trong các ô thí nghiệm mà tàn dư thực vật để lại trên bề mặt ruộng (không cày vùi). Tàn dư thực vật sẽ phân hủy nhanh hơn khi cày vùi so với không cày vùi, vì thế sẽ cung cấp đạm sớm hơn. Điều này cho thấy lượng đạm cần quá sớm đối với cây ngô ngọt. Còn đối với công thức không cày vùi sẽ làm chậm quá trình phân hủy của tàn dư thực vật hạt đậu tằm. Điều này dẫn đến sự phóng thích đạm vào đất chậm thì phù hợp hơn với nhu cầu đạm của cây ngô ngọt giai đoạn còn non.

 

Mặc dù vậy, tàn dư thực vật hạt đậu tằm không đủ cung cấp nitơ để cho năng suất ngô ngọt cao nhất mà cần phải bổ sung thêm Nitơ. Tuy nhiên, lượng đạm cần bổ sung chỉ bằng một nửa so với trồng ngô mà không dùng cây đậu tằm làm cây che phủ đất.

 

Hashemi kết luận "Cây đậu tằm che phủ đất có thể bổ sung thêm một lượng lớn nitơ vào đất. Nhưng để tận dụng tối đa tiềm năng của nó, cây đậu tằm nên được trồng càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch vụ hè, đặc biệt là nếu muốn thu hoạch một số quả tươi. Hơn nữa, để góp phần tốt nhất cho nhu cầu nitơ của vụ xuân, tàn dư thực vật không nên cày vùi vào đất mà phải được để lại trên bề mặt đất”.

 

Mai Thanh Trúc theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 3072

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD