Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  33270579
Di truyền tính kháng bệnh và sâu hại

DI TRUYỀN TÍNH KHÁNG BỆNH KHẢM VIRUS

 

Nghiên cứu tìm nguồn vật liệu di truyền cho gen kháng Soybean mosaic virus  thông qua xác định haplotypes của gen Rsv4, nguồn vật liệu di truyền mới phục vụ kỹ thuật dòng hóa gen đích trên cơ sở bản đồ và những cố gắng cải tiến di truyền giống đậu nành (Ilut và ctv. 2015).

 

Tính kháng với  Soybean mosaic virus (SMV) của locus Rsv4 rất hấp dẫn các nhà khoa học đậu nành vì nó cho thấy tính kháng bền vững (durable type) của cây đậu nành [Glycine max (L.) Merr.] đối với bệnh khảm này. Để hiểu biết nhiều hơn về cơ sở phân tử của gen kháng, Ilut và ctv. (2015) đã sử dụng quần thể con lai BC3F2 với 309 dòng  nhằm thực hiện kỹ thuật “fine-map” gen Rsv4 ở qui mô đoạn phân tử ~120 kb. Nghiên cứu thứ hai là xác định mẫu giống ‘Haman’ và ‘Ilpumgeomjeong’là nguồn cung cấp mới gen Rsv4. Hai mẫu giống đậu nành này cùng với 3 mẫu giống khác có gen Rsv4 và 14 mẫu giống có gen rsv4 được phân tích đa dạng nucleotide tại locus Rsv4 trên cơ sở dữ liệu “resequencing” theo chiều sâu. Kết quả phân tích 19 mẫu giống đậu nành trong quãng phân tử ~120 kb này cho thấy, có một nhóm với 4 SNP có tính chất “intergenic” liên quan đến tính kháng SMV. Rất đáng ngạc nhiên là chính đoạn phân tử ~120 kb ấy không có bất cứ một gen nào giống như gen được mô tả trước đây mang alen trội. Do đó, người ta tiến hành phân tích haplotype để tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn trong sự phối hợp tín hiệu của vùng có kích thước ~94 kb, nó cho kết quả là có ít nhất hai Rsv4 haplotypes. Một haplotype được phân tích di truyền huyết thống cho thấy locus Rsv4 của G. max vừa được du nhập từ loài hoang dại  G. soja. Nghiên cứu cho thất một nền tảng di truyền dựa trên kỹ thuật dòng hóa được gen kháng bệnh khảm virus bền vững và chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử phát hiện tính kháng SMV trên cơ sở gen Rsv4 trong chương trình lai tạo giống đậu nành (Ilut và ctv. 2015).

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!

Trở lại      In      Số lần xem: 1451

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD