Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33272027
Đột biến định hướng tại chỗ trên lúa mì thông qua cảm ứng đơn bội bởi ngô

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên Tạp chí Công nghệ Sinh học Thực vật chứng minh làm thế nào có thể đạt được đột biến định hướng tại chỗ trong hầu như bất kỳ tế bào mầm lúa mì nào bằng cách thụ phấn giữa lúa mì với ngô chuyển gen cas9/guide-RNA (gRNA). Ví dụ, các biến thể alen mới được tạo ra cho các gen lúa mì BRASSINOSTEROID-INSENSITIVE 1 (BRI1) và SEMIDWARF 1 (SD1) có liên quan đến việc điều chỉnh chiều cao của cây tính trạng quan trọng về mặt nông học.

 

Đột biến hướng bên trong lúa mì thông qua cảm ứng đơn bội bởi ngô. Thực hiện: IPK.

 

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây trên Tạp chí Công nghệ Sinh học Thực vật chứng minh làm thế nào có thể đạt được đột biến định hướng tại chỗ trong hầu như bất kỳ tế bào mầm lúa mì nào bằng cách thụ phấn giữa lúa mì với ngô chuyển gen cas9/guide-RNA (gRNA).

 

Ví dụ, các biến thể alen mới được tạo ra cho các gen lúa mì BRASSINOSTEROID-INSENSITIVE 1 (BRI1) và SEMIDWARF 1 (SD1) có liên quan đến việc điều chỉnh chiều cao của cây tính trạng quan trọng về mặt nông học.

 

Tổng cộng đã có 15 đột biến gen đặc hiệu mục tiêu độc lập được xác định trong số 174 cây lúa mì. Đột biến thu được ở trên nền 6 loại lúa mì, bao gồm ba loại lúa mì phổ biến mùa xuân BW, W5 và K15, loại lúa mì mùa đông S96, cũng như hai loại lúa mì cứng D6 và D7. Đột biến đã được tìm thấy trong cả ba mô típ mục tiêu thuộc hệ gen được giải quyết. Không gen nào trong số 15 đột biến mang bất kỳ gen chuyển nào. Hiệu quả trong việc hình thành cây đột biến dao động từ 3,6% đến 50%.

 

"Những tiến bộ chính đạt được trong nghiên cứu hiện tại bao gồm giảm sự phụ thuộc kiểu gen, cơ hội tạo ra nhiều loại cây lúa mì mang các biến thể alen khác nhau của gen mục tiêu chỉ bằng một cây ngô chuyển gen cas9/gRNA, cũng như sự sản xuất đột biến gen đặc hiệu mục tiêu mà nó được nhân giống ngay lập tức và thường không có bất kỳ sự chuyển gen nào”, tiến sĩ Nagaveni Budhagatapalli, người đóng vai trò chính trong nghiên cứu được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Di truyền Thực vật và Cây trồng Leibniz (IPK) Gatersleben cho biết.

 

Tuy nhiên, vẫn còn chỗ để tăng hiệu quả của phương pháp này, ví dụ, bằng biểu hiện Cas9 và gRNA mạnh hơn tại mốc thời gian có liên quan hoặc bằng cách phát triển các giao thức được cải tiến cho việc  sản xuất thực vật đơn bội tăng gấp đôi.

 

Nguyễn Thị Quỳnh Thuận theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 626

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD