Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33272021
Đột phá trong việc nhân bản vô tính cây dừa sẽ giúp nhân giống và bảo tồn

Cây dừa phát triển chậm chạp và rất khó nhân dòng. Các nhà khoa học tại KU Leuven và Alliance đã nhân giống cây con nhanh hơn và bảo tồn nguồn di truyền trong thời gian dài. Điều này giúp bảo tồn đa dạng sinh học cửa cây dừa và đáp ứng nhu cầu gia tăng về dừa và các sản phẩm có nguồn gốc từ dừa.Dừa là loại cây được trồng nhiều thứ sáu trên toàn thế giới và nhu cầu sử dụng dừa ngày càng gia tăng.

Cây dừa sinh trưởng chậm và khó để nhân dòng. Các nhà khoa học tại KU Keuven và Alliance đã nhân giống cây con nhanh hơn và đã bảo tồn nguồn di truyền của cây dừa trong thời gian dài. Nguồn: KU Leuven – Hannes Wilms.

 

Cây dừa phát triển chậm chạp và rất khó nhân dòng. Các nhà khoa học tại KU Leuven và Alliance đã nhân giống cây con nhanh hơn và bảo tồn nguồn di truyền trong thời gian dài. Điều này giúp bảo tồn đa dạng sinh học cửa cây dừa và đáp ứng nhu cầu gia tăng về dừa và các sản phẩm có nguồn gốc từ dừa.

 

Dừa là loại cây được trồng nhiều thứ sáu trên toàn thế giới và nhu cầu sử dụng dừa ngày càng gia tăng. Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng dầu dừa đã không ngừng gia tăng. Nước dừa cũng được sử dụng như là một loại nước tự nhiên thay thế các loại nước uống có đường khác. Tuy nhiên, dừa chủ yếu phát triển ở các vùng ven biển xung quanh đường xích đạo, phải đối mặt với nhiều thách thức: bệnh vàng lá, biến đổi khí hậu, mực nước biển tăng và rừng trồng lạc hậu. Đây cũng chính là lý do tại sao các nhà nghiên cứu tại KU Leuven, Liên minh đa dạng sinh học quốc tế và CIAT đã phát triển một phương pháp để nhân giống nhanh cây dừa và lưu trữ chúng hiệu quả hơn trong ngân hàng gen.

 

“Không ai nghĩ rằng chúng tôi có thể làm được”

 

Bart Panis của phòng thí nghiệm Cải thiện giống cây trồng Nhiệt đới (KU Leuven), các cộng sự và nghiên cứu sinh tiến sỹ Hannes Wilms đã lấy ý tưởng nghiên cứu từ một loại cây khác: cây chuối. Từ những nghiên cứu trên cây chuối, Panis đã tin tưởng rằng một loại hóc môn từ thực vật có thể sử dụng thành công trên cây dừa. “Cây dừa không hình thành chồi phụ. Chúng dồn hết năng lượng vào một chồi để phát triển nhanh và cao nhất có thể. Điều này khiến cho việc nhân bản và lưu trữ cây rất khó khăn.

 

Trong nghiên cứu này, trước tiên các nhà khoa học đã phân lập phôi của cây dừa. Sau đó, họ sử dụng hóc môn tác động lên đỉnh sinh trưởng – hoặc điểm sinh trưởng – có chứa phôi. Trong cách này, họ đã thành công trong việc tạo phôi không những chỉ có một chồi mà còn nhiều chồi phụ. Họ đã thu nhận và cắt bỏ những cụm chồi và cho phép những chồi mới phát triển. Những phát hiện của họ được công bố ngày 15 tháng 9 trên trang Scientific Reports.

 

Panis cho biết: “Không ai nghĩ chúng tôi có thể làm được. Nhưng chúng tôi đã kiên trì với sự quyết tâm. Có nhiều phương pháp nhân giống cây dừa nhưng chúng tôi tin rằng đây là phương pháp đầu tiên tiết kiệm thời gian và chi phí”. Phương pháp này có thể tạo ra hàng ngàn cây dừa mới có chung cấu trúc di truyền giống hệt cây mẹ. Điều nay mang lại tiềm năng lớn cho các đồn điền trồng dừa trên thế giới.

 

Những thách thức đối với dừa

 

Trước tiên, nhóm nghiên cứu muốn bảo vệ sự đa dạng di truyền của cây dừa một cách hiệu quả nhất có thể. Thật là quan trọng để bảo tồn nhiều giống dừa bởi vì mỗi giống có các đặc điểm riêng biệt. Một số giống có khả năng chống chịu với các loại bệnh đặc biệt hoặc có thành phần dầu tốt hơn, trong khi những giống khác có khả năng chịu nóng, khô hạn hoặc bão.

 

Hannes Wilms – một trong những tác giả đến từ KU Leuven cho biết: “Hiện nay, cây dừa được lưu giữ trong các địa điểm thực nghiệm. Nhưng một số giống đang bị đe doạ bởi bệnh vàng lá. Kỹ thuật của chúng tôi hiện nay cho phép các chồi của cây dừa được bảo quản vĩnh viễn bằng cách đông lạnh trong ni tơ lỏng ở nhiệt độ 196°C”.

 

Pannis cho biết: “Đây là điều rất quan trọng cho tương lai, nếu một loại bệnh mới ảnh hưởng đến năng suất dừa, có thể có một giống trong ngân hàng gen có khả năng kháng bệnh này và có thể được trồng ở những khu vực bị ảnh hưởng”.

 

Nông hộ nhỏ, giá cả hợp lý

 

Ngày nay, kỹ thuật này đến rất đúng lúc đối với việc sản xuất dừa. Pannis cho biết: “Nhu cầu là rất lớn, các giống dừa đang trồng hiện đã già cỗi và cần trồng lại trong thời gian ngắn. Vì vậy, kỹ thuật của chúng tôi đáp ứng nhu cầu lớn về cây giống khoẻ mạnh”.

 

Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Tất cả những gì cần bây giờ là kinh phí bổ sung để bảo vệ bằng sáng chế và hoàn thiện những kỹ thuật hơn nữa. Pannis cho biết: “Bởi vì sản lượng cây dừa phụ thuộc vào các nông hộ nhỏ, chúng tôi sẽ có những điều khoản đặc biệt trong bằng sáng chế: bất kỳ ai áp dụng kỹ thuật của chúng tôi sẽ phải đảm bảo rằng các hộ nông dân có thể mua giống cây với giá hợp lý”.

 

Trương Thị Tú Anh theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 380

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD