Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33273742
GIỐNG ĐẬU TƯƠNG HLĐN 29
  1. Đặc điểm chính
  • Thời gian sinh trưởng: 82 – 88 ngày.
  • Cao cây: 56 – 68 cm, số cành cấp 1: 2,5 - 3,5 cành
  • Tổng số trái/cây: 35 – 42 quả, tỷ lệ trái 3 hạt: 39 – 45%.
  • P 100 hạt: 15,7 – 18,1 g.

1.Nguồn gốc

Giống HLĐN 29  được chọn tạo theo phương pháp truyền thống kết hợp với chỉ thị phân tử S35 Langrisat 1, giống được chọn tạo từ tổ hợp lai (HLĐN 1 x Kettum). Lai tạo từ năm 2002, dựa trên Marker S35 Langrisat 1 hồi giao đến đời BC5 và tự thụ đến BC5F2, giống được thanh lọc tính kháng rỉ trong phòng từ năm 2005-2006, đánh giá tính kháng rỉ ngoài đồng và khảo nghiệm từ năm 2007 - 2012 tại các vùng trồng chính thuộc Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 333/QĐ-TT-CNN ngày 05/08/2013.

2.Đặc điểm chính

  • Thời gian sinh trưởng: 82 – 88 ngày.
  • Cao cây: 56 – 68 cm, số cành cấp 1: 2,5 - 3,5 cành
  • Tổng số trái/cây: 35 – 42 quả, tỷ lệ trái 3 hạt: 39 – 45%.
  • P 100 hạt: 15,7 – 18,1 g.
  • Hàm lượng protein: 34,7%; lipid 24%.
  • Hoa tím, lông tơ vàng hung, vỏ trái khi chín màu vàng rơm, hạt màu vàng sáng, rốn hạt màu nâu nhạt.
  • Có khả năng chín tập trung, ít tách quả ngoài đồng.
  • Chống chịu tốt với bệnh rỉ sắt và đốm lá vi khuẩn.

Kết quả khảo nghiệm cơ bản năng suất trong vụ Hè Thu và Thu Đông đạt từ 2 – 2,28 tấn/ha, bình quân 2,21 tấn/ha; trong vụ Đông Xuân biến động từ 2,35 – 2,52 tấn/ha, bình quân 2,44 tấn/ha. Năng suất bình quân chung đạt 2,32 tấn/ha, vượt 20% so với đối chứng HL 203 và 49% so với đối chứng địa phương có ý nghĩa. Kết quả khảo nghiệm sản xuất với quy trình kỹ thuật chuyên biệt, năng suất HLĐN 29 trong vụ Thu Đông tại Đông Nam bộ đạt 2,44 tấn/ha; tại Tây Nguyên đạt 2,30 tấn/ha, trong vụ Đông Xuân Đông Nam bộ đạt 2,5 – 2,8 tấn/ha, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt từ 3 – 3,2 tấn/ha.

Giống đậu tương HLĐN 29 cho năng suất ổn định và thích nghi rộng trên các  vùng sinh thái Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Giống thích hợp phát triển trong vụ Thu đông và Đông Xuân tại Đông Nam bộ; vụ Hè Thu tại Tây Nguyên và vụ Đông Xuân và Xuân Hè tại Đồng bằng sông Cửu Long.

3.Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống đậu tương HLĐN 29 trồng thích hợp trên đất đỏ bazan, đất phù sa ven sông, suối và đất thịt nhẹ luân canh sau 2 vụ lúa (có tưới). Lượng phân bón/ha: 40 – 60N + 60P2O5 + 60K2O, khoảng 87 - 130 kg Urea + 364 kg Super lân + 100 kg KCl. Bón lót trước gieo trồng: toàn bộ lân, thúc lần 1: 10 –12 ngày sau mọc ½ N + ½ K2O, thúc lần 2: 20 – 22 ngày sau mọc ½ N + ½ K2O.

4.Quy mô đã áp dụng

Giống đang được ứng dụng nhiều tại Đồng Nai, Đăk Lăk, Đồng Tháp, An Giang ước tính quy mô khoảng 600 ha. Giống mới đã được các nông hộ trong vùng trao đổi lẫn nhau để tái sản xuất.

5.Hiệu quả kinh tế

Vụ Đông Xuân 2011/2012, giống đậu tương HLĐN 29 được trồng trình diễn trong mô hình luân canh 2 lúa – 1 màu tại xã Thanh Sơn, Định Quán trên quy mô 0,5 ha, tưới chủ động, đạt năng suất 2,55 tấn/ha, vượt đối chứng địa phương (giống Da bò) 0,55 tấn/ha. Lợi nhuận của giống HLĐN 29 mang lại 30,25 triệu đồng/ha, so với giống địa phương là 20,47 triệu đồng/ha, chênh lệch lợi nhuận so với giống địa phương Da Bò là 9,78 triệu đồng/ha chưa tính công lao động gia đình đầu tư.

Mô hình trình diễn giống HLĐN 29 tại Đông nam bộ và ĐBSCL

6.Địa chỉ liên hệ

Tác giả: Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Văn Chương,

 Hà Hữu Tiến, Đinh Văn Cường, Nguyễn Văn Mạnh , Võ Như Cầm và Nguyễn Hữu Hỷ 

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm NN Hưng Lộc, Viện KHKTNN Miền Nam.

Địa chỉ: xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

ĐT: 061.3678839; 3868402; Fax: 3868632. Email: harc@harc-ias.com

 

Trở lại      In      Số lần xem: 4748

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD