Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33272245
Giải pháp tín dụng thu mua, nhập khẩu điều niên vụ 2013

1. Một số kết quả sản xuất kinh doanh Điều năm 2012

Theo niên giám thống kê và báo cáo của Sở NN và PT Nông thôn các tỉnh,  năm 2012 tổng diện tích cây điều của cả nước năm 2012 là 355.050 ha, giảm nhẹ so với năm 2011 là 362.560 ha. Sản lượng thu hoạch năm 2012 đạt 264.810 tấn điều so với năm 2011 là 301.730 tấn.

1. Một số kết quả sản xuất kinh doanh Điều năm 2012

 

Theo niên giám thống kê và báo cáo của Sở NN và PT Nông thôn các tỉnh,  năm 2012 tổng diện tích cây điều của cả nước năm 2012 là 355.050 ha, giảm nhẹ so với năm 2011 là 362.560 ha. Sản lượng thu hoạch năm 2012 đạt 264.810 tấn điều so với năm 2011 là 301.730 tấn. Nguy ên nhân giảm một phần do mất mùa, một phần do bị thu hẹp diện  tích do cây điều phải cạnh tranh với những cây trồng khác, một số diện tích trồng mới chưa đủ tuổi để cho thu hoạch.

 

Về thu mua và nhập khẩu, theo số liệu thống kê của VINACAS, năm 2012 các doanh nghiệp đã thu mua 100% sản lượng điều thô trong nước niên vụ 2012 là 264.810 tấn với giá nhập kho bình quân 26.000  đ/kg, giảm 30,6% so với năm 2011, nhập khẩu được 300 ngàn tấn (từ Tây Phi và một số quốc gia Đông Nam Á), giảm 30,2% so với năm 2011. Giá điều thô nhập khẩu bình quân năm 2012 là 1.000 USD/ tấn, giảm 18,3% so với năm 2011.

 

Năm 2012 cả nước chế biến được khoảng 810 ngàn tấn điều thô. Năm 2012  công suất thiết kế của toàn ngành có thể đạt 1.000.000 tấn điều thô/ năm nhờ vào quá trình đầu tư khoa học  -  công nghệ, máy móc thiết bị để giải quyết thiếu hụt lao động của toàn ngành trong những năm qua, tuy nhiên tùy vào diễn biến thực tế của thị trường, công suất chế biến của các doanh nghiệp có thể được điều chỉnh  một cách linh hoạt  để đạt  được mức lợi nhuận cao nhất.

 

Năm 2012 cả nước xuất khẩu xuất khẩu được 223.000 tấn điều nhân các loại, tăng 25,6% so với năm 2011 với kim ngạch xuất khẩu nhân điều thô là 1,48 tỷ USD (số liệu của Bộ Công Thương), nếu tính cả dầu vỏ hạt điều và cả sản phẩm chế biến sâu đạt khoảng 1,7 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2011. Hạt điều  Việt Nam được xuất khẩu tới trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ  -  thị trường lớn nhất là Mỹ với 35% thị phần, Trung Quốc 20%, châu Âu 20%, còn lại là các quốc gia khác 25%. Cả nước hiện có trên 310 đơn vị xuất khẩu so với năm 2011 là 296 đơn vị xuất khẩu. Như vậy có thể khẳng định năm 2012 là năm thứ bảy   liên tiếp  Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới (cả về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu). Năm 2013 có thể Việt Nam sẽ vượt Ấn Độ về tổng công suất chế biến.

 

2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngành Điều và một số đề xuất kiến nghị với ngân hàng năm 2013.

2.1. Nhận định tình hình sản xuất xuất khẩu ngành điều năm 2013.

 

Về khó khăn, Thứ nhất, theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, năm 2013 kinh tế thế giới mà đặc biệt là Mỹ   và  châu Âu  có khả năng khôi phục nhẹ sau khủng hoảng nhưng xét về tổng thể  vẫn  chưa thể  trở  về mức bình thường  như  trước năm  2010.  Nền kinh tế Mỹ, châu Âu do tiếp tục  trì trệ  sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam, bao gồm hạt điều. Thứ hai,  nông sản xuất khẩu  (cà phê, tiêu, điều,…)  phải đối mặt với  một số  rào

 

cản kỹ thuật thương mại của các quốc gia nhập khẩu  lớn như  Luật sửa đổi bổ sung các quy định an toàn thực phẩm (FSMA) của Cục An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) – Mỹ,…

 

Về thuận lợi, Từ cuối năm 2010 -  2012 ngành điều cũng như những ngành hàng khác của nước ta đều gặp nhiều khó khăn và sóng gió. Sau thắng lợi của kinh doanh năm 2010, bước qua 2011 nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh dẫn đến việc chủ quan, tranh mua, tranh bán nguyên liệu kể cả nguồn trong nước và nhập khẩu. Do thị trường đảo chiều Quý IV/ 2011 làm cho tồn kho nguyên liệu giá cao của các doanh nghiệp tăng, phải chấp nhận cắt lỗ. Rút kinh nghiệm từ bài học vừa qua, các doanh nghiệp  sẽ có những thận trọng và cân nhắc trong phương án kinh doanh năm 2013, sẽ không mua bằng bất cứ giá nào. Như vậy thị trường điều thô sẽ ổn định hơn, những vấn đề trong kinh doanh, gian lận thương mại sẽ giảm, giá cả sẽ được tính toán trên cơ sở có hiệu quả cho nhà chế biến xuất khẩu. Về thị trường nhân điều, sau khi sụt giảm từ Quý IV/ 2011 đến năm 2012 thị trường điều nhân đã duy trì được sự ổn định cần thiết. Hiện nay giá điều nhân đã ổn định và có xu hướng tăng trong thời gian tới.  Nhu cầu thị trường Trung Quốc, Ấn Độ,…  tiếp tục tăng.  Hiện nay đã có nhiều người mua chấp nhận giao dịch điều nhân tới Quý II/ 2013 với mức giá tốt. Về chế biến xuất khẩu, một số cơ chế chính sách đúng đắn của Chính phủ thời gian gần đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp như  giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, ổn định tỷ giá,…

 

2.2.  Trên cơ sở những phân tích, đánh giá, nhận định khách quan về những thuận lợi và khó khăn của ngành điều năm 2013 kể trên, Hiệp hội Điều Việt Nam đề xuất phương hướng, mục tiêu thu mua, chế biến, xuất khẩu toàn ngành năm 2013 như sau:

 

- Thu mua 100% nguyên liệu sản xuất trong nước  tương ứng 300.000 tấn điều thô.

- Nhập khẩu 400.000 tấn điều thô (từ Tây Phi, Đông Phi, Đông Nam Á).

-  Xuất khẩu: 180.000 tấn điều nhân các loại với kim ngạch xuất  khẩu nhân điều

1,5 tỷ USD.

 

Dự kiến nhu cầu tín dụng toàn ngành năm 2013:

 

- Tín dụng thu mua (VNĐ): 300.000 tấn x 25.000.000 VNĐ/ tấn = 7.500 tỷ VNĐ.

- Tín dụng nhập khẩu (ngoại tệ): 400.000 tấn x 750 USD/ tấn = 300 triệu USD.

 

2.3. Một số đề xuất kiến nghị cụ thể với ngành ngân hàng:

 

a)  Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại cấp hạn mức tín dụng cho ngành điều năm 2013 là 10.000 tỷ VNĐ. Để hoàn thành kế hoạch  SX KD  của ngành điều năm 2013, yếu tố quan trọng nhất là  nguồn vốn tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu điều phải được đáp ứng đầy đủ, kịp thời đặc biệt trong thời điểm diễn ra mùa vụ Việt Nam và quốc tế.

 

b) Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, để giúp các doanh nghiệp ngành điều có điều kiện thu mua  toàn bộ 300 ngàn tấn điều thô trong nước  cho bà con nông dân trồng điều niên vụ 2013, đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ ngành điều, ngân hàng  cho các doanh nghiệp ngành điều  vay 7.500 tỷ đồng thu mua nguy ên liệu trong nước  với  lãi suất ưu đãi 4%/ năm.

 

c) Đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại xem xét cho các doanh nghiệp ngành điều mặc dù có kế quả sản xuất kinh doanh lỗ năm 2012 nhưng có phương án sản xuất kinh doanh tốt năm 2013 được vay vốn.

 

d) Về việc thế chấp tài sản đảm bảo bằng hàng hóa để vay vốn ngân hàng: đề nghị ngân hàng đồng ý cho vay tương đương 80% giá trị thực mua, thực nhập của hàng hóa (nguyên liệu và thành phẩm) của doanh nghiệp.

 

e) Đề nghị ngân hàng cho các doanh nghiệp ngành điều được tài trợ cho vay chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu bằng các phương thức L/C, DP, DA, CAD với tỷ lệ chiết khấu 100% giá trị hàng hóa xuất khẩu.

 

g)  Ngày 22/12/2012, Hiệp hội  Điều Việt Nam đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ,  Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát  triển Nông thôn, TGĐ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)  và các ngân hàng thương mại có cho vay lớn cho ngành điều có các cơ chế chính sách hỗ trợ (khoanh nợ các khoản vay tới hạn phải trả) một số doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan (kinh doanh bị lỗ do giá điều xuất khẩu đột ngột giảm mạnh năm 2011  –  2012 trong khi đã mua nguyên liệu dự trữ giá cao. Những doanh nghiệp này hiện nay đang gặp nhiều khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ đúng hạn cho ngân hàng).   Đề nghị  hỗ trợ  để doanh nghiệp có thời gian tái cấu trúc lại doanh nghiệp và giải phóng hàng tồn kho.

 

Trên đây là tình hình hoạt động SX KD của ngành điều Việt Nam năm 2012 và nhu cầu vay vốn tín dụng của toàn ngành năm 2013. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý Ngân hàng.  Nhân dịp năm mới Quý Tỵ 2013, kính chúc Quý Ngân hàng ngày càng phát triển, An khang, Thịnh vượng và Vạn sự như ý!

 

HIỆP HỘI ĐIỀU VIỆT NAM

VINACAS

Vietnam Cashew Association
135 Pasteur, Ward 6, District 3,
Ho Chi Minh city,
Vietnam

T: +84 838 242 136
F: +84 838 242 138

www.vinacas.com.vn

Trở lại      In      Số lần xem: 1867

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD