Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  33276439
Hạn chế nguồn cung, nhu cầu mạnh đẩy giá tất cả các loại phân bón

Những hạn chế về nguồn cung và xuất khẩu của các nhà sản xuất lớn, cộng thêm nhu cầu lớn ở nhiều thị trường tiếp tục đẩy giá phân bón lên cao hơn. Tất cả sản phẩm phân bón chính đều giữ mức giá cao, dẫn đầu là giá ure. Giá ure tại New Orleans (NOLA) đã leo lên mức 810-815 USD/st (907 kg) trong phiên giao dịch đầu tuần, tăng so với mức thấp nhất của tuần trước là 790 USD.

Những hạn chế về nguồn cung và xuất khẩu của các nhà sản xuất lớn, cộng thêm nhu cầu lớn ở nhiều thị trường tiếp tục đẩy giá phân bón lên cao hơn. Tất cả sản phẩm phân bón chính đều giữ mức giá cao, dẫn đầu là giá ure.

 

Giá ure tại New Orleans (NOLA) đã leo lên mức 810-815 USD/st (907 kg) trong phiên giao dịch đầu tuần, tăng so với mức thấp nhất của tuần trước là 790 USD. Giá phốt phát NOLA cũng được giao dịch ở mức cao hơn 5-15 USD so với mức cao nhất tuần trước.

 

Giá ure tăng cao trong tuần này khi Ấn Độ liên tục gia tăng nhu cầu mua trong khi các nhà cung cấp lớn như Trung Quốc, Nga và Ai Cập lại hạn chế hoặc ngừng xuất khẩu. Dự trữ ure của Trung Quốc và cách tiếp cận đối với xuất khẩu cho thấy cơn khát loại hàng hoá này sẽ kéo dài ít nhất đến quý I/2022.

 

Trung Quốc, nhà sản xuất ure hàng đầu thế giới đã hạn chế xuất khẩu để giữ hàng tồn kho trong nước cho mùa xuân tới. Bất chấp cơn khủng hoảng năng lượng và hạn chế xuất khẩu, các nhà sản xuất ure của Trung Quốc đã tăng tỷ lệ sản xuất 8 điểm % lên 71% trong tháng 10. Với tỷ lệ này, Trung Quốc có thể bổ sung ít nhất 2 triệu tấn ure vào thị trường nội địa trong quý IV. Chi phí sản xuất ure tại Trung Quốc là 420 USD/tấn.

 

Hạn chế nguồn cung, nhu cầu mạnh đẩy giá tất cả các loại phân bón - Ảnh 1.

Diễn biến giá phân bón tại Brazil trong 3 năm qua. Nguồn: Bloomberg.

 

Tại Brazil, nông dân đang phải đối mặt với áp lực tăng giá phân bón do các hạn chế xuất khẩu gia tăng trong khi nhu cầu vẫn ổn định. Nga, một nhà sản xuất chi phí thấp, hôm giữa tuần cho biết sẽ hạn chế xuất khẩu ni tơ và phân bón thành phẩm vào tháng 12 – làm gia tăng thêm sự quay cuồng của thị trường phân bón. Nông dân tại Brazil đang phải tìm kiếm các giải pháp thay thế tạm thời như sử dụng bã hữu cơ.

 

Mùa trồng đậu tương và ngô ở Argentina và Brazil bắt đầu từ tháng 8-9 và kéo dài đến tháng 5 năm sau. Đây là 2 quốc gia tiêu thụ sản phẩm hoá học nông nghiệp lớn bậc nhất thế giới. Brazil cũng nằm trong số 5 nhà nhập khẩu ure và kali lớn nhất thế giới. Khu vực Mỹ Latin chiếm 23% doanh số hoá chất trồng trọt, trở thành thị trường lớn thứ 2 toàn cầu. 

 

Phân bón thường chiếm khoảng 20% chi phí của các trang trại.

 

Đức Nam - CafeF, theo Doanh nghiệp và Tiếp thị.

Trở lại      In      Số lần xem: 246

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD