Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  30
 Số lượt truy cập :  33270633
Hội chứng heo con còi cọc sau cai sữa gây thiệt hại lớn cho nông dân

Số liệu mới cho thấy rằng một loại virus heo phổ biến, có mặt trên 99% các trang trại nuôi heo có tác động lớn về kinh tế cho bản thân nông dân nói riêng và cho ngành chăn nuôi heo nói chung, làm nông dân Anh tiêu tốn đến 84 bảng Anh trên mỗi con heo (nếu heo chết do hội chứng này), và trong thời kỳ dịch bệnh, như trong năm 2008, thì ngành chăn nuôi heo đã mất 88 triệu bảng Anh một năm.

Các mô hình kinh tế đầu tiên cho thấy ảnh hưởng của hội chứng heo con còi cọc sau cai sữa (PMWS) đối với ngành chăn nuôi heo của Anh, cụ thể như sau:

 

pig wasting syndrome.jpg

 

• Mất từ 8 bảng Anh cho đến 84 bảng Anh trên mỗi con heo, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của PMWS

• Can thiệp ở quy  mô trang trại có thể giúp nông dân tiết kiệm lên đến 11.500 bảng Anh một năm

 

Số liệu mới cho thấy rằng một loại virus heo phổ biến, có mặt trên 99% các trang trại nuôi heo có tác động lớn về kinh tế cho bản thân nông dân nói riêng và cho ngành chăn nuôi heo nói chung, làm nông dân Anh tiêu tốn đến 84 bảng Anh trên mỗi con heo (nếu heo chết do hội chứng này), và trong thời kỳ dịch bệnh, như trong năm 2008, thì ngành chăn nuôi heo đã mất 88 triệu bảng Anh một năm.

 

PMWS, một hội chứng nghiêm trọng, dẫn đến heo còi cọc và chết đến 30% các trường hợp. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Thú y Hoàng gia (RVC) đã thực hiện nghiên cứu trong vòng 5 năm để tìm hiểu các yếu tố khiến cho trang trại phát triển tỷ lệ PMWS cao và tạo ra các mô hình tính toán thiệt hại của căn bệnh cũng như giúp tiết kiệm tiềm năng cho nông dân bằng cách giải quyết bệnh theo những cách khác nhau.

 

Giáo sư Dirk Werling, từ RVC, người đứng đầu dự án, giải thích: "Chúng tôi đã biết trong nhiều năm rằng đây là một căn bệnh nghiêm trọng ở lợn. Hiện nó đang là bệnh đặc hữu trên toàn cầu và sẽ ám ảnh ngành chăn nuôi heo trong nhiều năm tới, do đó điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được cơ sở sinh học của virus cũng như các tác động về chi phí. Biết được ảnh hưởng tài chính của căn bệnh có thể giúp nông dân quyết định làm sao cải thiện sức khỏe và lợi nhuận của đàn gia súc một cách tốt nhất. Những con số này gây sốc, nhưng là một bước quan trọng tạo điều kiện cho nông dân và ngành chăn nuôi heo xem xét các chiến lược can thiệp khả thi và bền vững".

 

Tiến sĩ Pablo Alarcon, Giáo sư Jonathan Rushton và Tiến sĩ Barbara Wieland, từ RVC, đã tạo ra một loạt các mô hình toán học, thể hiện nhiều yếu tố trong các tình huống khác nhau như kích thước của đàn heo, tỷ lệ bị ảnh hưởng bởi PMWS và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, khi heo bị nhiễm bệnh chết do PMWS, thì nông dân ước tính mất khoảng 84 bảng Anh, và trong trường hợp ít nghiêm trọng nhất - một con heo mang virus nhưng không hiển thị triệu chứng lâm sàng – thì nông dân mất khoảng 8 bảng Anh.

 

Sau đó, các mô hình được tạo ra để xem xét tác động chi phí của việc sử dụng các biện pháp kiểm soát khác nhau tại từng trang trại, từ tiêm phòng lợn con cho đến tái phục hồi đàn. Mô hình của họ cho thấy rằng ở các trang trại với tỷ lệ mắc PMWS từ trung bình đến cao thì phương pháp hiệu quả nhất là tiêm chủng cho tất cả heo con và tăng cường các biện pháp an toàn sinh học, như cách ly hai ngày đối với những người đã tiếp xúc với các đàn heo khác và cô lập heo mắc PMWS khi điều trị. Hai cách song hành này giúp tiết kiệm từ 2.947 bảng Anh đến 11.500 bảng Anh một năm.

 

Giáo sư Douglas Kell, Giám đốc điều hành của BBSRC, cho biết: "An ninh lương thực và sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Anh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các bệnh dịch của động vật nuôi. Nghiên cứu mới quan trọng này cho thấy tác động kinh tế đáng kể mà nhưng căn bệnh như PMWS có thể gây ra, và nêu bật vai trò thiết yếu của các nhà nghiên cứu trong việc hợp tác với nông dân và ngành để cải thiện an ninh lương thực và sức khỏe động vật".

 

Xem thêm tại http://www.eurekalert.org/pub_releases/2013-03/babs-pws032613.php

 

Thanh Vân - Dostdongnai, theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 2165

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD