Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33275769
Hội nghị đánh giá kết quả tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 và định hướng thời gian tới

Sáng ngày 31/10/2019, tại Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị “Đánh giá kết quả tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 và định hướng thời gian tới”. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ông Lê Quốc Doanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Ông Y Giang Gry Niê Knơng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Ông Phạm S.

Sáng ngày 31/10/2019, tại Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị “Đánh giá kết quả tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 và định hướng thời gian tới”. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ông Lê Quốc Doanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Ông Y Giang Gry Niê Knơng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Ông Phạm S.

 

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (ngồi giữa) chủ trì hội nghị
 

Tham dự hội nghị còn có đại diện các cơ quan Trung ương như Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ tài chính, Ngân hàng Nông nghiệp, Tổng cục Thông kê cùng đông đủ đại diện đến từ các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT như: Vụ kế hoạch, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Chế biến và PTTTNS, Cục KTHT và PTNT, Trung tâm khuyến nông QG, Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Tổng Công ty cà phê VN, Viện Khoa học Nông nghiệp VN, Viện KHKTNN miền Nam, Viện KHKTNLN Tây Nguyên, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Viện Chính sách và PTNNNT, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp. Đại diện các cơ quan địa phương của 5 tỉnh Tây Nguyên cũng đến tham dự đông đủ như Sở NN&PTNT, Chi cục Bảo vệ thực vật Trung tâm khuyến nông tỉnh và các Ban quản lý dự án VnSAT 5 tỉnh Tây nguyên.

 

Phát biểu tham luận tại hội nghị, Chủ đầu tư dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT), cho biết “Hiện nay, các hoạt động chính được triển khai tại Hợp phần cà phê của dự án gồm: (i) Đào tạo kỹ thuật cho nông dân canh tác bền vững; (ii) cải thiện các dịch vụ để giúp nông dân tái canh cà phê bền vững, hiệu quả cao; (iii) cải thiện chất lượng dịch vụ công để hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ hiệu quả; và cung cấp tín dụng cho tái canh cà phê. Trong đó hoạt động hỗ trợ tái canh cà phê là hoạt động ưu tiên và quan trọng của dự án. Sau gần 4 năm thực hiện, hoạt động tái canh của dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, phát huy được hiệu quả đầu tư của dự án”

 

Các kết quả cụ thể gồm:

 

1. Hoạt động đào tạo tái canh cà phê bền vững

 

Theo thiết kế, mục tiêu đào tạo, tập huấn tái canh đến hết dự án là 9.000 hộ nông dân với 10.000 ha cà phê bền vững. Hoạt động đào tạo, tập huấn được các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cấp Trung ương (TT Khuyến nông Quốc gia, Cục Trồng trọt, Viện WASI…), cấp tỉnh (TT Khuyến nông cấp tỉnh, Trung tâm Giống, Chi cục Bảo vệ thực vật…) đảm nhiệm. Đến nay, kết quả đào tạo, tập huấn của dự án đã thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra: với 19.614 hộ nông dân, 19.322 ha được đào tạo, tập huấn, đạt 218% kế hoạch về số hộ và 193% kế hoạch về diện tích.   

 

2. Hoạt động chứng nhận, nâng cấp vườn ươm giống

 

Nhằm mục tiêu cung cấp nguồn giống tốt, đạt chuẩn cung cấp cho việc tái canh 10.000 ha cà phê theo kế hoạch. Dự án đã ưu tiên một phần nguồn vốn để thực hiện các hoạt động chứng nhận, nâng cấp các vườn ươm giống nhà nước, vườn giống đầu dòng và 57 vườn ươm tư nhân.

 

Đến nay, dự án đã chứng nhận được 54 vườn ươm tư nhân đạt tiêu chuẩn tham gia dự án VnSAT (Đăk Lăk: 16 vườn; Đăk Nông 12 vườn; Lâm Đồng 11 vườn; Gia Lai 12 vườn và Kon Tum 3 vườn); Nâng cấp được 9 vườn ươm giống nhà nước; 21 vườn ươm giống tư nhân với tổng năng lực cung cấp cây giống thương phẩm phục vụ tái canh hàng năm đạt 6 triệu cây giống/năm, đáp ứng nhu cầu giống tái canh cho hơn 5.000ha/năm.

 

Trong thời gian tới: Dự án sẽ tiếp tục thực hiện việc nâng cấp thêm 12 vườn ươm tư nhân để tăng khả năng cung cấp giống cho nhu cầu tái canh hàng năm lên 9 triệu cây giống/năm, đáp ứng nhu cầu giống đạt chuẩn của dự án cho tái canh khoảng 8.000 ha/năm.

 

3. Kết quả thực hiện tái canh trong dự án

 

Theo mục tiêu đến cuối dự án cần đạt là 10.000 ha được tái canh đúng kỹ thuật, sử dụng nguồn giống đạt tiêu chuẩn và áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững. Thông qua các hoạt động hỗ trợ tích cực, đến nay diện tích cà phê tái canh trong vùng dự án đã thực hiện được 14.133 ha, đạt 141% mục tiêu đề ra (trong đó: Đăk Lăk 2642ha, đạt 88% kế hoạch, Đăk Nông 4742ha, đạt 169%; Gia Lai 2791ha, đạt 164%; Lâm Đồng 3577ha, đạt 179% và Kon Tum 362 ha, đạt 72%).

 

Theo báo cáo từ Ban quản lý dự án VnSAT 05 tỉnh Tây Nguyên, nhờ các chương trình đào tạo, tập huấn kỹ thuật của dự án và được sử dụng nguồn giống cà phê đạt chuẩn của dự án nên các vườn cà phê tái canh trong vùng dự án đều sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, tỷ lệ tái canh thành công đạt trên 95%.

 

4. Tín dụng cho vay tái canh

 

Để thúc đẩy, hỗ trợ các hộ nông dân trồng cà phê có nguồn vốn để tái canh các vườn cây già cỗi, kém hiệu quả, dự án VnSAT đã bố trí một khoản tín dụng trị giá 54,6 triệu USD để cung cấp các khoảng vay dài hạn cho các hộ nông dân vay tái canh. Hạn mức tối đa cho vay tái canh của dự án lên tới 400 triệu đồng/ha; thời gian vay tái canh vay tối đa 9 năm, với lãi suất ân hạn là 6,5% trong 3 năm kiến thiết cơ bản của vườn cây. Các hộ nông dân khi tham gia vay tái canh phải đảm bảo các điều kiện gồm: (i) đã được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật tái canh của dự án; (ii) sử dụng giống cà phê tại các vườn được dự án chứng nhận. Các quy định này đã giúp đảm bảo và nâng cao chất lượng tái canh của dự án.

 

Theo báo cáo từ các ngân hàng thương mại, nguồn vốn tín dụng của dự án được các hộ nông dân trồng cà phê đón nhận rất tích cực, sau 3 năm giải ngân (đến cuối năm 2018) toàn bộ nguồn vốn tín dụng cho tái canh đã được giải ngân hết trong khi nhu cầu vay vốn tái canh vẫn còn rất lớn, tổng diện tích tái canh được tiếp cận nguồn vốn tín dụng là 6.756 ha (trong đó: Đăk Lăk: 1418 ha; Đăk Nông: 2191ha; Lâm Đồng: 2022 ha; Gia Lai 1108 ha và Kon Tum: 17ha).

 

Tại Hội nghị, Dự án VnSAT cũng đưa ra các đề xuất, kiến nghị như:

 

- Đề nghị 05 tỉnh Tây Nguyên sử dụng thêm các nguồn vốn khác của địa phương để triển khai việc chứng nhận, nâng cấp bổ sung thêm các vườn ươm giống cà phê theo các tiêu chí của dự án VnSAT để đảm bảo cung cấp cây giống chất lượng phục vụ nhu cầu tái canh khác, ngoài vùng dự án.

 

- 05 tỉnh thuộc vùng dự án Tây Nguyên nên linh động sử dụng các nguồn vốn Trung ương và địa phương để cung cấp thêm các gói vay tín dụng cho các hộ nông dân tái canh. Có các chính sách ưu đãi, đơn giản các thủ tục vay như dự án đã thực hiện để thúc đẩy hoạt động tái canh cà phê.

 

- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh tích cực phối hợp, hỗ trợ Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) để xây dựng, nhân rộng các vườn giống đầu dòng (hạt lai, chồi ghép) cấp huyện để chủ động nguồn giống cà phê cho các vườn ươm cây giống thương phẩm.

 

BBT - Mard.

Trở lại      In      Số lần xem: 710

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD