Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33270243
Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2017-2018 tại Đắk Lắk

Ngày 14-11, tại UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2017-2018 và bàn phương hướng, giải pháp thực hiện cho niên vụ 2018-2019. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam và đại diện các sở, ngành, địa phương của tỉnh.

Ngày 14-11, tại UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2017-2018 và bàn phương hướng, giải pháp thực hiện cho niên vụ 2018-2019. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh chủ trì hội nghị.

 

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại hội nghị

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam và đại diện các sở, ngành, địa phương của tỉnh.

 

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, trong niên vụ 2017-2018, diện tích cà phê là 204.808 ha, tăng 1.071 ha so với niên vụ trước. Trong đó, diện tích cho sản phẩm 187.279 ha; năng suất bình quân đạt 24,55 tạ/ha; tổng sản lượng ước đạt 459.785 tấn, tăng 11.975 tấn so với niên vụ 2016-2017. Toàn tỉnh có 12 công ty được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, với tổng diện tích 15.612,70 ha, sản lượng đăng ký 48.691 tấn/năm. Tính đến hết niên vụ 2017-2018, các địa phương thực hiện tái canh cà phê được 26.818 ha, đạt 64,48% kế hoạch, riêng năm 2018 thực hiện tái canh được 4.862 ha, đạt 71,09% kế hoạch. 

 

Về hoạt động chế biến và xuất khẩu, niên vụ 2017-2018 Đắk Lắk có 301 cơ sở chế biến cà phê, tăng 41 cơ sở so với niên vụ 2016-2017;  xuất khẩu cà phê đạt 191.169 tấn, giảm 9.993 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 365,020 triệu USD, giảm 80,238 triệu USD so với niên vụ trước.

 

Dự kiến niên vụ 2018-2019, diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là 204.577 ha, giảm 231 ha so với niên vụ 2017-2018; năng suất bình quân ước 24,46 tạ/ha; tổng sản lượng ước đạt khoảng 464.175 tấn. Quan điểm của tỉnh là không tăng diện tích cà phê ngoài quy hoạch, tập trung tái canh cà phê theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt, tỉnh sẽ quan tâm đến việc phát triển sản phẩm cà phê đặc sản của Đắk Lắk.

 

Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá niên vụ 2017-2018 là một năm khó khăn cho xuất khẩu cà phê của Đắk Lắk, với giá xuất khẩu liên tục giảm kể từ đầu vụ dẫn đến số lượng và kim ngạch đều giảm so với niên vụ 2016-2017. Công tác tái canh diễn ra chậm và gặp nhiều khó khăn về vốn đối với cả nông dân và một số doanh nghiệp sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh...

 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Hải Ninh khẳng định, cây cà phê vẫn là cây trồng chủ lực và cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Đặc biệt, trong niên vụ 2017-2018, Đắk Lắk đã phát triển được sản phẩm cà phê đặc sản, đây là hướng phát triển mới, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thế giới. Trong niên vụ sắp tới, các địa phương chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng cà phê trên địa bàn; khuyến khích các nông hộ đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác và trồng xen; phát triển nhiều hơn nữa các vùng trồng cà phê đặc sản; tăng cường kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào chế biến sâu; cần thúc đẩy tiêu thụ thị trường trong nước; đẩy mạnh bảo hộ cà phê có Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột trên các thị trường nước ngoài…

 

BBT - Mard.

Trở lại      In      Số lần xem: 995

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD