Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33270008
Làm cho bò thân thiện hơn với môi trường

Các nhà khoa học tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew và Trung tâm nghiên cứu khí hậu và đa dạng sinh học Senckenberg, Frankfurt vừa công bố một bài nghiên cứu tiết lộ một khám phá quan trọng xung quanh các thực vật được sử dụng để chăn nuôi gia súc; đó là cây trồng trong điều kiện ấm áp hơn thì cứng hơn và có giá trị dinh dưỡng thấp hơn cho gia súc chăn thả, có khả năng ức chế sản lượng sữa và thịt và tăng lượng khí mê-tan do động vật thải ra.

Nghiên cứu cho thấy “cái vòng luẩn quẩn” giữa biến đổi khí hậu, chế độ ăn của gia súc và tăng khí mê-tan.

 

making cows.jpg 
Các vùng màu xám nhạt hiện không phù hợp với gia súc nhai lại và các vùng nằm ngoài phạm vi của dữ liệu được đánh bóng bằng màu xám đậm. Ảnh: Tiến sĩ Mark Lee

Các nhà khoa học tại Vườn thực vật Hoàng gia Kew và Trung tâm nghiên cứu khí hậu và đa dạng sinh học Senckenberg, Frankfurt vừa công bố một bài nghiên cứu tiết lộ một khám phá quan trọng xung quanh các thực vật được sử dụng để chăn nuôi gia súc; đó là cây trồng trong điều kiện ấm áp hơn thì cứng hơn và có giá trị dinh dưỡng thấp hơn cho gia súc chăn thả, có khả năng ức chế sản lượng sữa và thịt và tăng lượng khí mê-tan do động vật thải ra. Số lượng khí mê-tan cao hơn được sản xuất khi thực vật khó khăn tiêu hoá hơn. Metan là một loại khí nhà kính mạnh mẽ, bẫy nhiệt tốt hơn cacbon đioxit gấp khoảng 25 lần. Hơn 95% khí mê-tan do bò sinh ra đến từ hơi thở của chúng qua ợ hơi khi chúng "nhai".

Tiến sĩ Mark Lee, một nhà nghiên cứu đến từ Vườn Thực vật Hoàng gia, Kew, người đứng đầu nghiên cứu cho biết; "Cái vòng luẩn quẩn mà chúng ta đang chứng kiến ​​hiện nay là gia súc nhai lại như bò sản xuất ra mêtan làm hành tinh của chúng ta nóng lên. Môi trường nóng lên làm thay đổi thực vật nên chúng sẽ khó tiêu hóa hơn, và lại tạo ra nhiều metan hơn, và nhiều metan hơn làm hành tinh chúng ta lại nóng lên hơn, cứ như thế, cái vòng luẩn quẩn diễn ra. Chúng ta cần thay đổi chế độ ăn của gia súc để làm cho chúng bền vững hơn về mặt môi trường".

Có một vài lý do khiến cho nhiệt độ tăng cao có thể làm cho thực vật khó tiêu hóa hơn cho gia súc chăn thả. Thực vật có sự thích ứng để ngăn ngừa sự tổn hại do nhiệt, chúng có thể nở hoa sớm hơn, có lá dày hơn hoặc trong một số trường hợp, các cây cứng cáp hơn có thể xâm nhập vào các khu vực mới thay thế các loài dinh dưỡng hơn - tất cả đều làm cho việc chăn thả khó khăn hơn. Đây là một mối quan tâm cấp bách vì biến đổi khí hậu có thể khiến cho cây cối cứng hơn cho gia súc chăn thả, làm tăng lượng khí mê-tan mà con vật thở vào khí quyển.

Các nhà nghiên cứu đã lập bản đồ các khu vực có metan tạo ra từ bò tăng lên đến mức lớn nhất do hậu giả của việc giảm chất lượng dinh dưỡng trong thực vật. Mức mê-tan tạo ra nói chung dự kiến ​​sẽ tăng lên trên toàn thế giới, với các “điểm nóng” được xác định ở Bắc Mỹ, Trung và Đông Âu, và châu Á, nơi những tác động của biến đổi khí hậu có thể nghiêm trọng nhất. Nhiều khu vực này là nơi chăn nuôi gia súc phát triển nhanh nhất. Ví dụ như, sản lượng thịt tăng hàng năm khoảng 3,4% ở Châu Á, so với mức tăng 1% khiêm tốn ở châu Âu.

“Đã đến lúc phải hành động, bởi vì nhu cầu chế độ ăn nhiều thịt đang gia tăng trên toàn thế giới. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trồng nhiều thực vật dinh dưỡng hơn có thể giúp chúng ta chống lại những thách thức của nhiệt độ ấm hơn. Chúng tôi đang thực hiện các công việc tại Kew để xác định các loại cây ăn quả tự nhiên có liên quan đến sản lượng thịt và sữa cao nhưng ít khí mê-tan. Chúng tôi cũng đang phát triển các mô hình để xác định các khu vực mà gia súc sẽ bị giảm chất lượng thức ăn với độ chính xác cao hơn.

Sản lượng thịt toàn cầu đã tăng nhanh trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu, từ 71 triệu tấn trong năm 1961 lên đến 318 triệu tấn vào năm 2014, tăng 53% trong 53 năm. Các vùng đất chăn nuôi đã mở rộng để hỗ trợ sản xuất này, đặc biệt là ở châu Á và Nam Mỹ, và hiện chiếm diện tích 35 triệu km2; chiếm 30% bề mặt không có băng của trái đất. Tuy nhiên, gia súc có giá trị. Chúng có giá trị vượt quá 1,4 nghìn tỷ USD đối với nền kinh tế toàn cầu và chăn nuôi gia súc giúp 1,3 tỷ người có việc làm trên toàn thế giới. Xu hướng gia tăng chăn nuôi và phát thải GHG liên quan dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong tương lai và trữ lượng bò, dê và cừu toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 6,3 tỷ vào năm 2050. Nếu các mức này tiếp tục tăng thì theo các nhà nghiên cứu, sẽ cần phải hạn chế sự phát triển chăn nuôi ở các vùng nóng lên nhanh nhất, nếu muốn tránh những tổn thất đáng kể về hiệu quả chăn nuôi cũng như tránh tăng phát thải mê-tan.

Thanh Vân - Dostdongnai, theo ScienceDaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 615

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD