Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33270948
Lập bản đồ gen của sâu hại

Sâu đục quả, vốn rất phổ biến ở Úc, tấn công nhiều loại cây trồng và kháng thuốc trừ sâu mạnh. Nhà khoa học John Oakeshott của Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) cho biết: "Đây là loài sâu bệnh tai hại nhất trong nông nghiệp trên thế giới, ảnh hưởng mạnh đến sản lượng thực phẩm và xơ bông của nhân loại. Nó có khả năng kháng thuốc trừ sâu rất mạnh". Ở Brazil, sâu đục quả đã lan rộng nhanh chóng và đã có những trường hợp lây lan cùng với sâu tai, gây ra mối đe dọa tạo thành "đại dịch", có thể lan truyền sang tận Hoa Kỳ.

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu thuộc Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) đã lập được bản đồ bộ gen hoàn chỉnh của hai loài côn trùng lớn, có khả năng giúp cộng đồng nông nghiệp quốc tế tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm

 

Sâu đục quả, vốn rất phổ biến ở Úc, tấn công nhiều loại cây trồng và kháng thuốc trừ sâu mạnh. Nhà khoa học John Oakeshott của Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) cho biết: "Đây là loài sâu bệnh tai hại nhất trong nông nghiệp trên thế giới, ảnh hưởng mạnh đến sản lượng thực phẩm và xơ bông của nhân loại. Nó có khả năng kháng thuốc trừ sâu rất mạnh". Ở Brazil, sâu đục quả đã lan rộng nhanh chóng và đã có những trường hợp lây lan cùng với sâu tai, gây ra mối đe dọa tạo thành "đại dịch", có thể lan truyền sang tận Hoa Kỳ.

 

Vào giữa những năm 90, CSIRO đã hỗ trợ các nhà lai tạo bông Úc đưa các gen kháng côn trùng Bt vào các cây giống để xử lý sâu đục quả. Từ đây, "bông Bt" đã truyền vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) rất độc cho sâu. Sau 10 năm, công việc này đã giúp giảm được 80% lượng thuốc trừ sâu hóa học cần thiết để diệt trừ sâu đục quả. Tuy nhiên, một số sâu đã tạo được sức đề kháng đối với bông Bt, các nhà khoa học phải dùng thêm một số thuốc trừ sâu để xử lý.

 

Phối hợp với một nhóm chuyên gia khác, các nhà nghiên cứu của CSIRO đã xác định được hơn 17.000 gen mã hóa protein trong bộ gen của các loài Helicoverpa armigeraHelicoverpa zea (thường được biết đến như là sâu đục quả và sâu tai). Họ đã ghi nhận được những gen di truyền này thay đổi như thế nào theo thời gian. Điều này giúp cho các nhà khoa học dự đoán được yếu điểm của sâu, thậm chí tạo ra giống cây mà chúng không muốn ăn.

 

Tiến sĩ Karl Gordon từ Bộ phận Sức khỏe và An toàn sinh học của CSIRO cho biết, trong khi việc kết hợp giữa Bt và một số loại thuốc trừ sâu đang cho kết quả tốt ở Úc, có thể sẽ khá tốn kém khi phải tự nghiên cứu toàn diện về sâu bệnh để quản lý trên toàn thế giới. Xác định nguồn gốc sâu bệnh sẽ giúp các quốc gia đưa ra chiến lược xử lý đúng; xác định được lộ trình xâm nhập sẽ giúp cải thiện các quy trình an toàn sinh học và phân tích rủi ro tại các điểm nóng an toàn sinh học.

 

Theo CESTI.

Trở lại      In      Số lần xem: 3433

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD