Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  33271090
Nguồn gốc và sự phân bố

Đậu nành được trồng đầu tiên ở nửa phần phía đông miền bắc Trung Quốc vào thế kỷ 11 trước Công nguyên. Phương thức trồng đậu nành được du nhập vào Triều Tiên từ miền bắc Trung Quốc và vào Nhật Bản vào khoảng từ năm 200 trước Công nguyên đến năm 300 sau Công nguyên.

Đậu nành được trồng đầu tiên ở nửa phần phía đông miền bắc Trung Quốc vào thế kỷ 11 trước Công nguyên. Phương thức trồng đậu nành được du nhập vào Triều Tiên từ miền bắc Trung Quốc và vào Nhật Bản vào khoảng từ năm 200 trước Công nguyên đến năm 300 sau Công nguyên.

 

Châu Âu mới biết đến đậu nành từ thế kỷ 18 và trong thế kỷ thứ 19 đậu nành phát triển mạnh ở Châu Mỹ.

 

Mãi đến năm 1851, hạt giống đậu nành mới được phân phát đên nông dân các bang llinois. Hạt giống này được xem như một món quà từ một thành viên phi hành đoàn được cứu thoát khỏi tàu cá của Nhật ở Thái Bình Dương năm 1850.

 

Từ năm 1870, sản lượng đậu nành bắt đầu tăng mạnh và được trồng chủ yếu làm thức ăn gia súc.

 

Năm 1904, nhà hóa học nổi tiếng người Mỹ George Washington Carver đã khám phá được hạt đậu nành chứa một lương lớn Protein và dầu (dầu đậu nành bây giờ). Ông nhận ra đây là loại đậu có chất lượng tốt, đồng thời rễ của chúng có khả năng cải tạo đât rất tốt (khả năng cố định đạm của rễ cây), Carver đã khuyến khích người nông dân nên trồng luân canh để tận dụng nguồn đạm dồi dào trong đất.

 

Năm 1919, William Morse sáng lập Hiệp hội đậu nành Mỹ và trở thành chủ tịch đầu tiên, thời đó chỉ có khoảng 20 giống đậu nành. Đến năm 1929, Morse đã dành 2 năm để thu thập các giống đậu nành ở Trung Quốc, ông đã mang về hơn 10 ngàn giống đậu nành cho các nhà khoa học nghiên cứu. 

 

Quê hương của đậu nành ở Đông Á, nhưng 45% diện tích trồng đậu nành và 55% sản lượng đậu nành của thế giới nằm ở Mỹ. Nước Mỹ sản xuất 84 triệu tấn đậu nành trong năm 2011, trong đó hơn một phần ba được xuất khẩu. Phần lớn sản lượng đậu nành của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù tiêu thụ đậu nành ở người trên đất nước này đang tăng lên. Dầu đậu nành chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.

 

Các nước sản xuất đậu nành lớn khác là Braxin, AchentinaTrung QuốcẤn Độ.

 

Đậu nành là một trong số các cây lương thực đã có nhiều giống được cải biến di truyền hay biến đổi gen (GMO) nhằm tăng năng suất. Hiện nay, khoảng 80% lượng đậu nành được trồng phục vụ thương mại là GMO. Công ty Monsanto là công ty hàng đầu thế giới hiện nay trong sản xuất cây chuyển gen nói chung và đậu nành chuyển gen nói riêng.

Trở lại      In      Số lần xem: 1970

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD