Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33270659
Những mái vòm năng lượng mặt trời mọc lên trong bóng tối của Fukushima

Nhìn từ xa nó trông giống như 2 chiếc bánh tráng miệng khổng lồ. Lại gần hơn, hóa ra chúng là những mái vòm nylon trắng được dựng lên cùng hàng ngàn tấm quan điện trên cánh đồng ở Fukushima nơi bị sóng thần và phóng xạ hạt nhân tàn phá năm 2011.

Nhìn từ xa nó trông giống như 2 chiếc bánh tráng miệng khổng lồ. Lại gần hơn, hóa ra chúng là những mái vòm nylon trắng được dựng lên cùng hàng ngàn tấm quan điện trên cánh đồng ở Fukushima nơi bị sóng thần và phóng xạ hạt nhân tàn phá năm 2011.


Khu sản xuất thực phẩm và năng lượng. Ảnh: Rob Gilhooly

 

Những mái vòm và tấm pin này là một phần của một dự án nông nghiệp vận hành bằng năng lượng mặt trời tự cung tự cấp được xây dựng từ vị trí cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima số I 25 km, nhà máy từng rò rỉ phóng xạ sau trận động đất và sóng thần lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản cách đây chính xác 2 năm.

 

Ngoài ra, vị trí lãnh đạo của công viên nông nghiệp-mặt trời phục hồi Fukushima ở thành phố Minamisoma là cựu giám đốc của nhà khai thác nhà máy điện hạt nhân bị ảnh hưởng, công ty điện Tokyo Tepco.

 

“Tôi không thể chịu được cảm giác trách nhiệm đối với thảm họa hạt nhân này,” Eiju Hangai, 59 tuổi, người đã rời Tepco chỉ 2 tháng trước thảm họa nói. “Nó phá hủy toàn bộ các cộng đồng. Sau thảm họa, tôi đã thề rằng sẽ tìm cách xúc tiến quá trình phục hồi mà có thể mất 20 hoặc 30 năm”.

 

Hơn 2000 tấm pin mặt trời được lắp đặt bởi công ty mới thành lập của Hangai sẽ cung cấp năng lượng cho 2 nhà vòm “xưởng rau” mà bề trong nông dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa có thể trồng rau củ. Khoảng 64 tấn rau diếp sẽ được bán sỉ qua một chuỗi siêu thị lớn.

 

Bánh xe có túi

 

Những ngôi nhà vòm kính được bơm khí là một kiểu bố trí đặc biệt như một cái bánh xe quay các túi chứa cây trồng tỏa từ trung tâm ra ngoài với những khoảng cách điều. Điều này có nghĩa rằng nông dân không phải leo thang lên xuống để để gieo và thu hoặc mà họ có thể làm việc từ trung tâm của mỗi bánh xe. Cơ cấu này nhân đôi công suất và hiệu quả của nhà kính thông thường, Hangai nói.

 

Rau củ được trồng thủy sinh – không cần đất – khiến việc kiểm soát nhiệt độ rất quan trọng. Kiểm soát chuẩn xác nhiệt độ và độ ẩm có thể thể thực hiện được qua một hệ thống máy tính. Những điều kiện tối ưu này có nghĩa rằng rau củ có thể phát triển nhanh hơn bình thường đáng kể.

 

Nguồn điện dư, đủ cung cấp cho 170 ngôi nhà, Hangai nói, có thể bán bán cho công ty điện lớn trong khu vực Tohoku. Công ty muốn xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới ở Minamisoma dù có sự phản đối từ thành phố.

 

“Điều này có nghĩa rằng cả hai thành phần của dự án đều khả thi kinh tế,” Hangai nói. “Nó có thể đóng vai trò là mô hình cho khôi phục công nghiệp ở khu phục bị thảm họa tấn công”.

 

Khu vực trải rộng 2,4 ha này cũng chứa một cơ sở giáo dục để nâng cao nhận thức về các nguồn năng lượng mới cho học sinh.

 

Công viên nông nghiệp mặt trời sẽ tham gia vào thứ hạng các dự án địa phương khác như cánh đồng gió ngoài khơi lớn nhất thế giới và công viên mặt trời lớn nhất của Nhật Bản mà sẽ tạo điều kiện để kế hoạch của Fukushima trở thành tự cung tự cấp hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo vào năm 2040.

 

Hangai tin rằng, tương lai của hạt nhân ở Nhật phải do công chúng quyết định. “Trước đây chính các chuyên gia là người cho công chúng biết rằng hỗn hợp năng lượng nào là tốt nhất cho họ. Các chuyên gia gây ra tai nạn. Tiếp theo đến lượt công chúng được quyết định và các chuyên gia phải đáp ứng mong muốn của họ”.

 

L.H - Dostdongnai, Theo New Scientist/Environment

Trở lại      In      Số lần xem: 1504

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD