Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33273050
Phân bón cho cây đậu nành

Phân chuồng: Có tác dụng làm đất tơi xốp, cân đối dinh dưỡng, hấp thụ dinh dưỡng, chống trôi rửa, chậm tan phân, duy trì cho cây có bộ lá bền, quả hạt vào mảy cho đến khi thu hoạch.

 

Phân đạm: Dinh dưỡng thiết yếu cho cây sinh trưởng, phát triển. Đạm đặc biệt có tác dụng trong 20 ngày đầu sau gieo, khi cây chưa tự túc được đạm và giai đoạn cuối khi làm hạt. Cần bón bổ sung 110 kg/ha đạm urê vào vụ lạnh, bón lót 1/3, bón thúc 2/3 vào lúc 5-6 lá, kết hợp vun gốc. Vụ nóng lượng đạm giảm một nửa, tập trung cho bón lót.

 

Phân lân: Giúp cây sinh trưởng cân đối, tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Tập trung cho bón lót, lượng bón 300-460 kg/ha lân nung chảy hoặc lân Super, đất chua nên dùng 100% phân lân nung chảy (1kg lân nung chảy có tác dụng khử chua tương đương 0,5kg vôi bột), các đất khác nên dùng hỗn hợp 1/3 phân lân super + 2/3 phân lân nung chảy để phối hợp các đặc điểm tốt của hai loại phân này.

 

Phân Kali: Có tác dụng hơn cả đạm và lân, kali làm cho cây tăng sức đề kháng chống bệnh, chống rét, hạn, tập trung dinh dưỡng làm quả và hạt. Lượng bón 120-150 kg/ha kali clorua. Bón lót 1/3, số còn lại bón thúc vào lúc vun đợt 2.

 

Các trung, vi lượng cần thiết: Cây đậu nành rất cần các trung lượng như: MgO, CaO, SiO2, ngoài ra rất cần các vi lượng như Bo, Mo, Cu, Zn.. các vi lượng này trên đất dốc thường bị thiếu nghiêm trọng do bị rửa trôi, các chất này có sẵn trong phân lân nung chảy hoặc có thể bổ sung bằng phân bón lá.

 

Phân bón lá: Cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng khoáng qua toàn bộ biểu bì bên ngoài cơ thể trong đó lá cũng có vai trò như rễ cây. Có nhiều loại phân bón lá, loại phân kích thích sinh trưởng tạo rễ, cành, lá chứa nhiều N, P, K và hooc môn sinh trưởng GA3, Auxin, Kinetin…, có loại chuyên kích thích hoa trái chứa nhiều vi lượng cần thiết cho cây trồng. Đối với cây đậu nành các loại vi lượng như Bo, Mo, Mg, Zn…rất cần thiết đối với việc tạo ra năng suất và chất lượng hạt. Nếu đất thiếu Kali, cây khó tích lũy vật chất vào hạt và quả, khi đó lá đậu biểu hiện rõ màu sắc xanh đậm là thừa đạm, lân mà lại thiếu kali, lúc đó quả chậm vào chắc, chỉ cần phun thêm phân Multi – K hay là Siêu Kali, lá chuyển màu vàng, quả chóng vào chắc hơn, năng suất tăng rõ rệt và rút ngắn thời gian sinh trưởng.

 

Phân chuyên dụng cho đậu nành: Phân bón đa yếu tố thuộc nhóm phân tổng hợp do Công ty CP phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất có nhiều đặc điểm ưu việt phù hợp với đậu nành hơn các loại phân tổng hợp khác do mang nhiều chất hữu ích hơn:

 

Thành phần phân bón: Ngoài các chất đa lượng N (đạm), P (lân), K (kali) còn có các chất trung lượng S, CaO, MgO, SiO2 và hàng chục loại chất vi lượng như Mn, B, Zn, Cu, Co… bảo đảm cho cây sinh trưởng phát triển cân đối, đề kháng tốt với sâu bệnh, chống đỗ ngã, đạt năng suất và chất lượng cao trên các loại đất chua, đất bạc màu.

 

Với thành phần cơ bản là lân nung chảy, đây là phân tan chậm, giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, 1,0kg lân nung chảy có tác dụng giảm độ chua tương đương 0,5kg vôi bột.

Trở lại      In      Số lần xem: 2614

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD