Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  33276738
Rầy phấn trắng (Aleurocybotus indicus), dịch hại khó phòng trị trên lúa vụ Hè Thu

Trên các trà lúa Hè Thu - 2022, của hai tỉnh Long An và Đồng Tháp, ở giai đoạn làm đòng và trổ bông, rầy phấn trắng đang xuất hiện với mật số rất cao (10-60 con/dảnh), chích hút trực tiếp trên lá làm lá lúa vàng và khô dần, cổ lá co rút, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây nên hiện tượng lúa kiệt sức, nghẽn đòng, trổ không thoát, thiệt hại về năng suất có thể lên đến trên 50%.

Trên các trà lúa Hè Thu - 2022, của hai tỉnh Long An và Đồng Tháp, ở giai đoạn làm đòng và trổ bông, rầy phấn trắng đang xuất hiện với mật số rất cao (10-60 con/dảnh), chích hút trực tiếp trên lá làm lá lúa vàng và khô dần, cổ lá co rút, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ gây nên hiện tượng lúa kiệt sức, nghẽn đòng, trổ không thoát, thiệt hại về năng suất có thể lên đến trên 50%.

 

Các hình ảnh lúa bị nhiễm rầy phấn trắng gây vàng lá – Trên cánh đồng  tại xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, vụ Hè Thu - 2022 (Hình ảnh: Phạm Thành Nhân)

 

Rầy phấn trắng, được phát hiện lần đầu tiên trên lúa vào năm 1966 tại Ấn Độ, sau đó là ở một số nước khác thuộc Châu Á và Châu Phi. Trước đây, dịch hại này ít được quan tâm vì chúng không bộc phát thường xuyên trên lúa, nó chỉ xuất hiện khi có điều kiện thuận lợi như nắng nóng, oi bức.

 

Những năm gần đây, do điều kiện thời tiết thất thường, đặc biệt là vụ lúa Hè Thu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, làm tần suất rầy phấn trắng xuất hiện trên lúa ngày càng phổ biến hơn với mật số cao hơn. Rầy phấn trắng có kích thước rất nhỏ và nhẹ, có thể di chuyển theo gió, nên thường gây hại trên diện rộng, theo các trà lúa sạ cùng đợt.

 

Rầy phấn trắng được xem là đối tượng dịch hại khó kiểm soát, một khi chúng đã xuất hiện, thì các giải pháp phòng trừ chỉ giúp giảm đi phần nào thiệt hại. Dưới đây là một số khuyến cáo cho bà con nông dân khi canh tác lúa vụ Hè Thu nhằm giảm thiểu những thiệt hại do rầy phấn trắng gây ra:

 

-   Chọn giống ít nhiễm rầy phấn trắng;

 

-   Sạ lúa mật độ vừa phải;

 

-   Thăm đồng thường xuyên để phát hiện rầy phấn trắng sớm;

 

-   Giữ nước trong ruộng, tránh mất nước giai đoạn làm đòng và trổ;

 

-   Khi lúa đã bị chích hút, mất sức, cần bón thêm một lượng phân cân đối;

 

-   Chọn và phun một số loại thuốc hóa học có khả năng trừ rầy phấn trắng trên lúa khi thấy rầy xuất hiện với mật số 10-20 con/dảnh, nên phun lặp lại nếu thấy rầy phấn trắng vẫn còn;

 

-   Khuyến khích các hộ có ruộng gần nhau, cùng trà lúa, phun thuốc đồng loạt nhằm giảm khả năng rầy di chuyển từ ruộng chưa phun sang ruộng đã phun./.

 

Lê Thị Kim Loan, Phạm Thành Nhân

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười

 

Trở lại      In      Số lần xem: 314

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD