Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33273943
Sử dụng ong để phát hiện bệnh ở cây ăn quả

Bệnh gây thối cây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các cây ăn quả. Nghiên cứu do trường Đại học Vienna có thể chỉ ra những dấu hiệu bệnh đầu tiên với sự giúp đỡ của những con ong.

Bệnh gây thối cây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các cây ăn quả. Nghiên cứu do trường Đại học Vienna có thể chỉ ra những dấu hiệu bệnh đầu tiên với sự giúp đỡ của những con ong.

 

Khi hoa và lá cây bị héo và chuyển sang màu đen thì đã quá muộn để người nông dân có thể cứu vãn mùa vụ. Bệnh gây thối cây gây thiệt hại đặc biệt nặng nề trên cây táo và cây lê. Khi dịch bệnh xảy ra, người nông dân thường chỉ có giải pháp duy nhất là chặt bỏ các cây bị bệnh. Trong một vụ mùa, bệnh thối cây có thể phá hủy cả một vườn cây ăn quả. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Vienna cùng với Cơ quan An toàn thực phẩm của Áo hiện nay đã phát triển một phương pháp phát hiện bệnh rất nhanh, đó là sử dụng loài ong. Ong di chuyển đến nhiều cây cùng một lúc và vì vậy chúng mang các vi khuẩn gây bệnh trở về tổ. Tổ ong khi đó có thể được coi là một trạm kiểm tra sở. Một xét nghiệm di truyền sẽ được thực hiện để phát hiện ADN của vi khuẩn gây bệnh thối cây.

Cho đến nay, việc liên tục theo dõi một vườn cây ăn quả nhằm phát hiện ra bệnh thối cây là không thể thực hiện được vì người nông dân phải luôn luôn thu nhặt hoa từ tất cả các cây và sau đó kiểm tra vi khuẩn gây bệnh thối cây. Tuy nhiên, công việc khó khăn này có thể được đàn ong, những con vật luôn hoạt động xung quanh những bông hoa thực hiện.

Nhà nghiên cứu Heidi Halbwirth thuộc Đại học Vienna cho biết: “Chúng tôi đính kèm ống nhỏ lót bằng lá ở lối vào tổ ong. Nếu những con ong đã tiếp xúc với vi khuẩn, một số vi khuẩn sẽ xuất hiện trên các lớp lót lá”.

Chỉ sau một vài giờ, các lớp lót lá sẽ trải qua phương pháp thử nghiệm màu đặc biệt được gọi là EaLAMP xanh, trong đó xem xét sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh thối cây. "Các chất lỏng được sử dụng trong phương pháp này phản ứng rất đặc biệt với sự hiện diện của DNA từ vi khuẩn gây bệnh thối cây", Christian Gosch, người đã phát triển thử nghiệm này cùng với Heidi Halbwirth, Karl Stich và Thilo Fischer cho biết. Ở nhiệt độ 63°C, DNA được nhân rộng trên quy mô lớn bởi một chuỗi phản ứng sinh hóa, và nếu có DNA của vi khuẩn gây bệnh thối cây, chất lỏng sẽ thay đổi màu sắc từ màu tím sang màu xanh.

Cho đến bây giờ, nông dân phải thu thập hoa và gửi hoa tới phòng thí nghiệm để thử nghiệm. Tuy nhiên, với phát hiện này, người trồng cây ăn quả có thể xác định vườn cây của mình có bị nhiễm bệnh hay không chỉ trong vòng vài giờ. Trước đó, kháng sinh như streptomycin thường được phun trong vườn bất cứ thời điểm nào vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh. Khoảng cách di chuyển của ong lên đến ba cây số và khoảng cách đó là đủ lớn cho phép người nông dân giám sát những vườn cây ăn quả của mình và các vườn cây khu vực xung quanh.

NMT - Mard, Theo phys.org.
Trở lại      In      Số lần xem: 1232

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD