Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33273913
Tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất vùng Đông Nam Bộ

Kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ khá đa dạng với 9 nhóm đất, 27 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 46,20% và 33,50% diện tích điều tra. Độ phì nhiêu của đất được xác định trên cơ sở kế thừa bản đồ đất các tỉnh và kết quả phân tích 582 mẫu đất theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN); chồng xếp các lớp thông tin bản đồ chuyên đề về chỉ tiêu lý tính, hóa tính của đất (thành phần cơ giới đất, dung trọng, độ chua, dung tích hấp thu), hàm lượng chất hữu cơ tổng số và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (nitơ tổng số, phốt pho tổng số, kali tổng số, , tổng số muối tan và lưu huỳnh tổng số).

Thân Thị Huyền(1), Khương Mạnh Hà(1), Nguyễn Chí Thành(1), Xuân Thị Thu Thảo(2), Trần Mạnh Công(3)

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu cho thấy tài nguyên đất vùng Đông Nam Bộ khá đa dạng với 9 nhóm đất, 27 loại đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 46,20% và 33,50% diện tích điều tra. Độ phì nhiêu của đất được xác định trên cơ sở kế thừa bản đồ đất các tỉnh và kết quả phân tích 582 mẫu đất theo Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN); chồng xếp các lớp thông tin bản đồ chuyên đề về chỉ tiêu lý tính, hóa tính của đất (thành phần cơ giới đất, dung trọng, độ chua, dung tích hấp thu), hàm lượng chất hữu cơ tổng số và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (nitơ tổng số, phốt pho tổng số, kali tổng số, , tổng số muối tan và lưu huỳnh tổng số). Diện tích đất có độ phì nhiêu cao chiếm 30,15%, độ phì nhiêu trung bình chiếm 15,79%, độ phì nhiêu thấp chiếm 54,06% tổng diện tích điều tra. Kết quả đánh giá thực trạng tài nguyên đất và độ phì nhiêu của đất vùng Đông Nam Bộ là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất định hướng sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, bền vững, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu của vùng.

 

Từ khóa: Độ phì nhiêu, Đông Nam Bộ, lý hóa tính, sử dụng đất, tài nguyên đất

 

Chi tiết xin xem tệp đính kèm!


1 Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang;

2 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

3 Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai

 

Trích TC KHCN NN Việt Nam.

Trở lại      In      Số lần xem: 841

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD