Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33277517
Tạo ra tế bào năng lượng mặt trời từ cây

Các tế bào năng lượng mặt trời như lá cây thu nhận ánh sáng mặt trời và biến nó thành năng lượng. Hiện nay, có thể tạo ra các tế bào năng lượng mặt trời một phần từ cây. Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia và trường Đại học Purdue đã phát triển các tế bào năng lượng mặt trời hiệu quả bằng cách sử dụng các chất nền tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật như cây cối. Bằng cách tạo ra chúng trên chất nền tinh thể nano (CNC) cellulose, các tế bào năng lượng mặt trời có thể nhanh chóng được tái chế trong nước vào cuối vòng đời của chúng.

Các tế bào năng lượng mặt trời như lá cây thu nhận ánh sáng mặt trời và biến nó thành năng lượng.

 

Hiện nay, có thể tạo ra các tế bào năng lượng mặt trời một phần từ cây.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia và trường Đại học Purdue đã phát triển các tế bào năng lượng mặt trời hiệu quả bằng cách sử dụng các chất nền tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật như cây cối. Bằng cách tạo ra chúng trên chất nền tinh thể nano (CNC) cellulose, các tế bào năng lượng mặt trời có thể nhanh chóng được tái chế trong nước vào cuối vòng đời của chúng.

Công nghệ này được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports – tạp chí mới nhất của nhà xuất bản Nature Publishing Group.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng các tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ đạt hiệu suất chuyển đổi năng lượng là 2,7% - con số chưa từng có đối với các tế bào trên chất nền có nguồn gốc từ các nguyên vật liệu thô có thể tái tạo được. Các chất nền CNC mà tại đó các tế bào năng lượng mặt trời được tạo ra trong suốt về quang học, cho phép ánh sáng xuyên qua trước khi được hấp thụ bởi một lớp rất mỏng của một chất bán dẫn hữu cơ. Trong quá trình tái chế, các tế bào năng lượng mặt trời chỉ đơn giản được nhúng chìm trong nước ở nhiệt độ phòng. Chỉ trong vòng vài phút, các chất nền CNC tan rã và các tế bào năng lượng mặt trời có thể dễ dàng tách ra thành các hợp phần chính của nó.

Giáo sư Bernard Kippelen – trường Kỹ thuật, Viện công nghệ Georgia, người đứng đầu nghiên cứu cho rằng công trình nghiên cứu của nhóm đã mở ra một cánh cửa cho công nghệ tế bào năng lượng mặt trời có thể tái tạo được, thực sự bền vững.

Theo Kippelen – giám đốc Trung tâm Quang tử và Điện tử (COPE), Viện Công nghệ Georgia, sự phát triển và đặc tính của các chất nền hữu cơ trong công nghệ năng lượng mặt trời vẫn tiếp tục được cải thiện, mang lại cho các kỹ sư một tín hiệu tốt về các ứng dụng trong tương lai. Nhưng các tế bào mặt trời hữu cơ phải được tái chế. Nếu không, nghiên cứu chỉ đơn giản là giải quyết một vấn đề, ít lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi tạo ra một loại khác - một công nghệ sản xuất năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo nhưng không sẵn có để dùng vào cuối vòng đời của nó.

Cho đến nay, các tế bào năng lượng mặt trời hữu cơ đã được chế tạo trên thủy tinh hoặc nhựa thường. Mặc dù các tế bào năng lượng mặt trời dễ dàng tái chế, các chất nền dựa trên dầu mỏ không thân thiện với môi trường. Chẳng hạn như, nếu các tế bào được chế tạo trên thủy tinh để phá vỡ trong quá trình sản xuất, lắp đặt, các vật liệu vô dụng này sẽ rất khó khăn để xử lý. Chất nền giấy sẽ tốt hơn cho môi trường, nhưng đã cho thấy hạn chế về đặc tính vì độ nhám bề mặt cao hoặc do độ xốp. Tuy nhiên, vật liệu nano xenlulo được làm từ gỗ là vật liệu xanh, có thể tái tạo được và bền vững. Các chất nền có độ nhám bề mặt thấp chỉ khoảng 2 nanomet.

Các bước tiếp theo sẽ hướng tới việc nâng cao hiệu quả chuyển đổi năng lượng hơn 10%, mức độ tương tự như các tế bào năng lượng mặt trời được chế tạo trên chất nền thủy tinh hoặc dầu mỏ. Nhóm nghiên cứu có kế hoạch thực hiện điều này bằng cách tối ưu hóa các tính chất quang học của điện cực tế bào năng lượng mặt trời.
 
K.P. - Mard, Theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1528

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD