Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33273049
Thay đổi hệ vi khuẩn ruột gia súc có thể giảm phát thải khí metan nông nghiệp

Nhiên liệu hóa thạch gây được nhiều sự chú ý trong nỗ lực giảm phát thải gây biến đổi khí hậu nhưng chúng chắc chắn không phải là thủ phạm duy nhất – gia súc như cừu và trâu bò cũng đóng góp một lượng rất lớn khí metan xả vào bầu khí quyển. Nay một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tiến hành phân tích vi khuẩn ruột của các cá thể cừu khác nhau và tìm ra manh mối có thể giúp chúng ta kiềm chế vấn đề.

Nhiên liệu hóa thạch gây được nhiều sự chú ý trong nỗ lực giảm phát thải gây biến đổi khí hậu nhưng chúng chắc chắn không phải là thủ phạm duy nhất – gia súc như cừu và trâu bò cũng đóng góp một lượng rất lớn khí metan xả vào bầu khí quyển. Nay một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tiến hành phân tích vi khuẩn ruột của các cá thể cừu khác nhau và tìm ra manh mối có thể giúp chúng ta kiềm chế vấn đề.

 


Các nhà nghiên cứu vừa tìm hiểu hệ vi khuẩn ruột của cừu để tìm cách giảm phát thải metan nông nghiệp (Ảnh: bogdan.hoda/Depositphotos)

 

Trong khi CO2 là khí nhà kính phổ biến nhất được thải ra ngày nay thì metan chỉ chiếm một lượng nhỏ hơn nhưng lại mạnh hơn rất nhiều. Mặc dù chỉ chiếm 10% phát thải ở Mỹ nhưng khí này có thể có tàn phá gấp đến 28 lần nhờ khả năng giữ nhiệt phi thường của nó.

 

Metan là sản phẩm phụ của quá trình chế biến xăng dầu và than đá nhưng nguồn lớn nhất lại đến từ vật nuôi trang trại khi chúng ợ và đánh rắm. Và với hơn 1 tỷ con bò trên toàn thế giới và rất nhiều nhiều cừu, có thể nói loài động vật ăn cỏ đang góp phần rất lớn làm cho hành tinh ấm lên.

 

Do đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash, AgResearch, Đại học Otago, Đại học Illinois và Đại học Hokkaido đã tiến hành điều tra cách giảm phát thải metan ngay nơi nó bắt đầu: trong dạ dày những con vật này

 

Metan thải ra trong rắm động vật thực tế không phải do chính chúng tạo ra mà lỗi là ở vi khuẩn trong ruột chúng. Khi phân giải thức ăn của con vật, chúng thải ra khí metan mà sao đó tích tụ cho đến khi chúng được giải phóng ra từ 1 trong 2 đầu của đường tiêu hóa.

 

Các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu mới đã xem xét vi khuẩn trong ruột cả 2 nhóm cừu: một nhóm sản sinh lượng metan cao và nhóm kia sản sinh metan ít hơn. Sự khác biệt giữa hệ vi khuẩn của 2 nhóm nằm ở vi sinh vật tiêu thụ hydro.

 

Trong nhóm thải metan cao, một nhóm vi khuẩn có tên methanogens vốn ăn hydro và sản sinh metan chiếm áp đảo nhất. Không có gì bất ngờ, ở nhóm phát thải thấp, vi khuẩn phổ biến hơn là những chủng không sản sinh metan gồm acetogens và loài khử fumarate, nitrate và sulfate.

 

Trong số các vi khuẩn sản sinh metan, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng Clostridia hoạt động mạnh nhất trong khi nhóm có tên Ruminococcus albus được phát hiện thay đổi cơ chế trao đổi chất tùy thuộc vào hàm lượng hydro trong ruột cừu.

 

Với thông thu được, các nhà khoa học đã thay đổi dạng thức ăn cho vật nuôi để sửa đổi hệ vi khuẩn ruột của chúng và giảm lượng metan giải phóng vào bầu khí quyển.

 

“Kiểm soát nguồn cung hydro cho methanogens sẽ dẫn tới giảm phát thải metan ở loài nhai lại và cho phép chúng ta chuyển hướng hydro tới các vi khuẩn khác mà chúng ta biết không tạo ra metan. Chúng tôi rất phấn khích về nghiên cứu này vì nó có tiềm năng mạnh mẽ dẫn tới những chiến lược mới làm chậm phát thải metan nông nghiệp mà sẽ tối quan trọng đối với sức khỏe hành tinh hiện tại và ổn định nền kinh tế”, Chris Greening từ Đại học Monash cho biết.

 

Tương tự, các nghiên cứu khác cũng phát hiện cho vật nuôi ăn một số loại rong biển hoặc lá cây nhiệt đới có thể dẫn tới giảm phát thải metan.

 

LH - Dostdongnai, theo New Atlas.

Trở lại      In      Số lần xem: 1555

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD