Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33276494
Tuần tin khoa học 324 (15 - 21/04/2013)

Thể hiện gen Xa7 điều khiển tính kháng bệnh bạc lá vi khuẩn của cây lúa

Nhà khoa học Dwinita Wikan Utami và ctv. thuộc Trung Tâm nghiên cứu Công nghệ Sinh học Nông nghiệp và Tài nguyên Di truyền của Indonesia đã thực hiện một nghiên cứu nhằm thẩm định chức năng của gen kháng bệnh bạc lá (BLB) Xa7 đối với tập đoàn giống lúa trong ngân hàng gen. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích sự thể hiện gen thông qua RT-PCR kết hợp với đánh giá ngoài đồng. Hai dòng con lai thuộc tổ hợp lai kép với những giống bản địa được chọn lọc thể hiện tính kháng tốt với các chủng nòi (strain) vi khuẩn gây bệnh bạc lá chủ lực ở Indonesia.

Ảnh hưởng của thuốc sâu gốc Neonicotinoid đối với ong bumble

 

Cơ quan nghiên cứu thực phẩm và môi trường (Food and Environment Research Agency) đã công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu gốc neonicotinoid đối với con ong “Bumble”, tên khoa học là Bombus terrestris, tác giả Helen Thompson và ctv.. Mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo nghiệm thuốc neonicotinoid, sử dụng trên các giống cây trồng biến đổi gen (GM crops), có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe đàn ong bumble. Họ đã so sánh sự phát triển của ong bumble từ ba nghiệm thức khác nhau trên ruộng trồng cây cải dầu (oilseed rape): (A) không xử lý thuốc, (B) xử lý với clothisnidin, và (C) xử lý với imidacloprid. Những khác biệt về tồn dư của thuốc trừ sâu được tìm thấy trên ong nhưng không có mối liên hệ nào đến nghiệm thức được xử lý trên cây trồng liền kề nhau. Điều này cho thấy sự tìm kiến thức ăn của ong có khoảng cách di chuyển rất xa. Tất cả những đàn ong như vậy đã gia tăng quân số và sống được cho đến cuối đời theo chu kỳ sống của chúng. Tại các ruộng xử lý theo nghiệm thức A và B, đàn ong này tăng trưởng theo số lượng cao hơn đàn ong của nghiệm thức C, nhưng tất cả đàn ong ấy đề có sinh khối lớn hơn đàn ong kiểm chứng. Biến thiên hàm lượng tồn dư neonicotinoid được tìm thấy giữa các đàn ong và giữa các điểm khác nhau. Tuy nhiên, quan hệ này chưa rõ ràng.

Xem báo cáo khoa học:

http://www.fera.defra.gov.uk/scienceResearch/scienceCapabilities/chemicalsEnvironment/documents/reportPS2371Mar13.pdf.

 

Thể hiện gen Xa7 điều khiển tính kháng bệnh bạc lá vi khuẩn của cây lúa

 

Nhà khoa học Dwinita Wikan Utami và ctv. thuộc Trung Tâm nghiên cứu Công nghệ Sinh học Nông nghiệp và Tài nguyên Di truyền của Indonesia đã thực hiện một nghiên cứu nhằm thẩm định chức năng của gen kháng bệnh bạc lá (BLB) Xa7 đối với tập đoàn giống lúa trong ngân hàng gen. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích sự thể hiện gen thông qua RT-PCR kết hợp với đánh giá ngoài đồng. Hai dòng con lai thuộc tổ hợp lai kép với những giống bản địa được chọn lọc thể hiện tính kháng tốt với các chủng nòi (strain) vi khuẩn gây bệnh bạc lá chủ lực ở Indonesia. Chuỗi trình tự với 60 amino acids tương đồng với gen mã hóa protein có liên quan đến hệ thống tự bảo vệ của cây lúa trong điều kiện stress do sinh học gây ra. Thông qua kỹ thuật “association test”, phân tử marker có chức năng đối với gen Xa7 xác định được chỉ thị phân tử này có khả năng ứng dụng một cách phổ biến để đánh giá tính kháng bệnh BLB trong ngân hàng gen.

Xem http://link.springer.com/article/10.1007/s12892-012-0091-1.

 

 

Phát triển công nghệ DNA để khám phá loài nhanh hơn

 

 

Các nhà khoa học Úc thuộc CSIRO (Commonwealth Scientific and Industrial Research Organization) và Đại Học Western Australia đã phát triển và thử nghiệm thành công một kỹ thuật phân tử mới (molecular technique) có khả năng giúp con người khám phá được các loài mới, đặc biệt là những lĩnh vực ít được nghiên cứu và còn thiếu tư liệu. Kỹ thuật này được gọi là “ecogenomics" có nghĩa là genome học trên cơ sở sinh thái. Kỹ thuật này giúp nhà nghiên cứu điều tra các loài dây leo dạng bụi cây ở rừng mưa nhiệt đới thuộc khu vực “Australia's National Heritage-listed Kimberley”. Kỹ thuật ecogenomics bao gồm các nội dung phân lập các loài (species) trên cơ sở hình thái học và phân tử DNA, nhanh chóng hơn và rẻ tiền hơn các phương pháp trước đây. Do đó, kỹ thuật ấy có thể cải tiến được hiệu quả của việc đánh tác tác động môi trường cũng như quản lý công tác bảo tồn quỹ gen. Tháng sau, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích DNA của hơn 300.000 mẫu côn trùng, và nghiên cứu sự có mặt của các loài sinh vật đặc hữu của địa phương.

Xem

http://www.csiro.au/en/Portals/Media/DNA-technology-set-to-speed-up-species-discovery.aspx.

 

Sử dụng GE trong tế bào miễn dịch để làm rõ khối u gây bệnh Leukemia

 

Trong một bài báo công bố trên tạp chí Science Translational Medicine, người ta đang thảo luận kết quả của một xét nghiệm y học về cách chũa trị mới đối với bệnh ung thư máu (acute lymphoblastic leukemia), bệnh này giết chết 60% bệnh nhân. Qui trình của phương pháp này bao gồm việc ly trích tế bào miễn dịch (immune cells: T cells) của bệnh nhân; xong rồi cho biến đổi gen (genetically engineered: GE) để biểu hiện được một receptor đối với một protein có trong những tế bào miễn dịch khác (B cells). Sau đó, các tế bào miễn dịch theo kiểu GE như vậy được tiêm vào bệnh nhân. Theo đó, tất cả những bệnh nhân đã được xử lý cho thấy không còn khôi u nữa nhanh hơn gấp nhiều lần mong đợi.

Xem chi tiết

http://stm.sciencemag.org/content/5/177/177ra38http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=genetically-engineered-immune-cells-found-to-rapidly-clear-leukemia-tumors.

 

Thông Báo

 

Hội nghị quốc tế lần II về Lương thực và Môi trường, Budapest, Hungary

 

Hội nghị quốc tế lần thứ Hai về lương thực và môi trường sẽ được tổ chức vào ngày 22 đến 24 Tháng Tư 2013 tại Budapest, Hungary. Xem thông tin chi tiết:

 http://www.wessex.ac.uk/13-conferences/food-and-environment-2013.html.

 

Hội thảo: Cải tiến quản lý tài nguyên di truyền thực vật, Brussels, Belgium

 

Tổ chức EIP (European Innovation Partnership) về năng suất và bền vững trong nông nghiệp là một trong những sáng kiến chính của Ủy Ban Châu Âu nhằm giúp đỡ cho nội dung nghiên cứu và cải tiến nông nghiệp. Hội thảo "Stimulating Innovation in Plant Genetic Resources", ngày 23-4-2013 tại Brussels, Belgium, nhằm mục đích tìm kiếm các giải pháp để  EIP có thể thúc đẩy khả năng cải tiến trong quản lý tài nguyên di truyền thực vật. Xem

http://www.plantetp.org/index.php?option=com_content&view=article&id=173&Itemid=53.

Trở lại      In      Số lần xem: 1286

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD