Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33271765
Tương lai của biến đổi gen và chỉnh sửa gen trên gia súc

Xã hội quan tâm đến việc sử dụng các công nghệ sửa đổi di truyền và chỉnh sửa bộ gen để có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể, cũng như làm sao để các công nghệ này được kiểm soát bởi các nhà chức trách và nằm trong khuôn khổ tiến bộ công nghệ. Trong một bài đánh giá được công bố trên tạp chí Dairy Science của Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển thảo luận về các ứng dụng tiềm năng về sửa đổi gen và chỉnh sửa bộ gen của gia súc để sản xuất lương thực, xem xét cả chương trình nhân giống và các khía cạnh đạo đức của nó.

Xã hội quan tâm đến việc sử dụng các công nghệ sửa đổi di truyền và chỉnh sửa bộ gen để có thể tạo ra những ảnh hưởng đáng kể, cũng như làm sao để các công nghệ này được kiểm soát bởi các nhà chức trách và nằm trong khuôn khổ tiến bộ công nghệ.

Trong một bài đánh giá được công bố trên tạp chí Dairy Science của Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển thảo luận về các ứng dụng tiềm năng về sửa đổi gen và chỉnh sửa bộ gen của gia súc để sản xuất lương thực, xem xét cả chương trình nhân giống và các khía cạnh đạo đức của nó. Các tác giả kết luận rằng vai trò tích cực của tất cả những người liên quan là cần thiết để hỗ trợ các phát triển khoa học.

"Điều quan trọng là các thông tin rõ ràng và trung thực về các phương pháp khác nhau và khả năng sử dụng, cũng như hậu quả của chúng cần được cung cấp bởi các nhà nghiên cứu. Thảo luận về phạm vi đạo đức với các bên liên quan và nhận thức về các tranh cãi có thể làm giảm nguy cơ thông tin sai lệch", tác giả chính Susanne Eriksson cho biết.

"Để lại các cuộc thảo luận đạo đức và các quyết định về sửa đổi di truyền hoặc chỉnh sửa bộ gen cho những người ít hiểu biết hơn về di truyền và chăn nuôi sẽ là một tình huống không may".

Trong nghiên cứu của họ, ba nhà di truyền học và một nhà đạo đức tập trung vào hai ứng dụng tiềm năng trong gia súc; cụ thể là, chỉnh sửa hệ gen để tạo ra bò sữa không có sừng và biến đổi di truyền để cải thiện sức khỏe bầu vú. Cả hai cách tiếp cận có thể được coi là có lợi cho phúc lợi động vật, nhưng trong trường hợp trước đây, một biến thể di truyền đã có trong loài được giới thiệu, trong khi trong trường hợp thứ hai, một gen không tìm thấy trong gia súc được đưa vào hệ gen bò.

"Nó không còn là câu hỏi liệu việc chỉnh sửa gen và biến đổi di truyền của vật nuôi có thể được thực hiện hay không, mà đúng hơn là nó nên được thực hiện như thế nào và ai quyết định điều gì có thể chấp nhận được”.

“Cần có sự hợp tác (trong công tác giống) trên quy mô toàn cầu, vì tinh dịch đông lạnh (bò) đã được sử dụng phổ biến trong thụ tinh nhân tạo” Matt Lucy, tổng biên tập tạp chí ngành khoa học sữa nhận xét. (Điều này giúp tránh những tổn hại xảy ra do giao phối đồng huyết hay cận huyết dù khoảng cách địa lý rất xa nhau).

Nhược điểm tiềm ẩn bao gồm bất thường xảy ra trong phôi hoặc bê phát sinh từ việc sử dụng các kỹ thuật sinh sản tiên tiến trong việc chỉnh sửa gen và các thủ tục sửa đổi di truyền. Các câu hỏi về đạo đức cũng tồn tại liên quan đến "tính tự nhiên" của một trong hai phương pháp, duy trì hệ gen của bò, và tôn trọng đời sống và sự khỏe mạnh của bò.

“Giải quyết những vấn đề này sẽ giúp định hình nhận thức của công chúng và thúc đẩy khoa học về sửa đổi di truyền và chỉnh sửa bộ gen” Theo như giáo sư Henner Simianer (Đại học Göttingen, Đức), để nhanh chóng được áp dụng và triển khai, các công nghệ mới phải phù hợp để sử dụng hàng ngày, đem lại lợi ích cho chương trình nhân giống và hiệu quả về chi phí, nhưng chúng cũng phải được xã hội chấp nhận. Giáo sư Eriksson nói. "Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mở là khi nào xã hội chấp nhận các mặt hàng thực phẩm được sản xuất từ gia súc bằng cách sửa đổi di truyền hay biến đổi gen".

TS. Chung Anh Dũng lược dịch.

Nguồn: Genetic modification and genome editing rely on active roles for researchers and industry

S. Eriksson et al, Invited review: Breeding and ethical perspectives on genetically modified and genome edited cattle, Journal of Dairy Science (2017). DOI: 10.3168/jds.2017-12962 

Journal reference: Journal of Dairy Science

Trở lại      In      Số lần xem: 607

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD