Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  37
 Số lượt truy cập :  33277241
Vi sinh vật đất giữ vai trò quan trọng đối với khả năng kháng bệnh của cây trồng

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các vi sinh vật trong đất có thể làm cho cây trồng chống chịu bệnh hại tốt hơn - mở ra những khả năng mới cho sản xuất nông nghiệp bền vững. Bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra trên một số cây trồng bao gồm cà chua và khoai tây. Nó gây ra thiệt hại kinh tế lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Indonesia và Châu Phi.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các vi sinh vật trong đất có thể làm cho cây trồng chống chịu bệnh hại tốt hơn - mở ra những khả năng mới cho sản xuất nông nghiệp bền vững.
 

Bệnh héo rũ do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra trên một số cây trồng bao gồm cà chua và khoai tây. Nó gây ra thiệt hại kinh tế lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Indonesia và Châu Phi.
 

Các nhà nghiên cứu từ Đại học York đang làm việc với các đồng nghiệp từ Trung Quốc và Hà Lan, nghiên cứu ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đất đến tương tác giữa nguồn bệnh và cây trồng. Nhiễm bệnh thường xảy ra cục bộ ngoài đồng không ảnh hưởng đến toàn bộ vườn và không rõ nguyên nhân về điều này.

 

Cây cà chua bị bệnh (trái) và khỏe mạnh (phải) bị nhiễm bệnh héo rũ vi khuẩn.

 

Tiến sĩ Ville Friman từ Khoa Sinh học cho biết: “Mặc dù chúng tôi đã phát hiện ra nguồn bệnh xuất hiện ở mọi nơi trên cánh đồng cà chua, nhưng nó không có khả năng lây nhiễm cho hết tất cả các cây. Chúng tôi muốn hiểu liệu sự biến đổi không gian này có thể được giải thích bởi sự khác biệt về cộng đồng vi khuẩn trong đất hay không”.
 

Để nghiên cứu ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đất đối với sự phát triển bệnh, các nhà khoa học đã sử dụng một hệ thống thí nghiệm mới được phát triển cho phép lấy mẫu lặp lại từng cây riêng lẻ theo cách không gây hại cây. Điều này cho phép các nhà khoa học đánh giá lại ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đúng thời điểm và so sánh các hệ vi sinh vật đất ở cây khỏe và cây bệnh một thời gian dài trước khi các triệu chứng bệnh xuất hiện.
 

Phương pháp lấy mẫu này cho phép họ so sánh các vi sinh vật có trong đất của những cây khỏe hoặc bị nhiễm bệnh. Phân tích của họ cho thấy các hệ vi sinh vật của các cây còn sống sót có liên quan đến một nhóm vi sinh vật hiếm và vi khuẩn PseudomonasBacillus làm giảm nguồn bệnh.
 

Tiến sĩ Friman nói thêm: “Chúng tôi thấy rằng khả năng kháng bệnh được cải thiện có thể được truyền sang thế hệ cây trồng kế tiếp”.

 

“Kết quả của chúng tôi cho thấy điều quan trọng là không chỉ tập trung vào nguồn bệnh mà còn cả các vi sinh vật có lợi xuất hiện tự nhiên có trong vùng rễ cây (rhizosphere). Mặc dù vai trò có lợi của vi sinh vật đối với người và cây trồng đã được thừa nhận trong một thời gian dài, thật là khó để giải quyết được nguyên nhân, kết quả và các loài vi khuẩn quan trọng dựa trên so sánh dữ liệu”.
 

Nhóm nghiên cứu hiện đang phát triển và đánh giá các chế phẩm vi sinh khác nhau cho sản xuất cây trồng. Nghiên cứu đã mở ra khả năng trong tương lai rằng vi khuẩn có thể được sử dụng như “vi sinh vật có lợi trong đất” để bảo vệ cây trồng khỏi nguồn bệnh.

 

Nguyễn tiến Hải theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 930

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD