Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  33
 Số lượt truy cập :  33276746
Xây dựng mô hình phát triển kinh tế thích ứng với xâm nhập mặn

“Nghiên cứu cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình phát triển kinh tế thích ứng với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu” nằm trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước mã số BĐKH.05/16-20, do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Mai, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân làm Chủ nhiệm đề tài. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Biến đổi khí hậu với sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21.

“Nghiên cứu cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình phát triển kinh tế thích ứng với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu” nằm trong khuôn khổ đề tài cấp nhà nước mã số BĐKH.05/16-20, do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Mai, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân làm Chủ nhiệm đề tài.

 

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Biến đổi khí hậu với sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu nói chung và xâm nhập mặn nói riêng đã, đang và sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cũng như đời sống của người dân, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tiến hành “Nghiên cứu cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình phát triển kinh tế thích ứng với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu”. Đây là một đề tài hết sức thiết thực và cấp bách, phục vụ xây dựng chủ trương, chính sách kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và các vùng khác trong cả nước nói chung.

Thích ứng với biến đổi khí hậu cần xuất phát từ tiếp cận cộng đồng, từ yêu cầu thực tiễn địa phương. Bởi vậy, hướng đi của đề tài theo những cách nhìn đa chiều về mô hình kinh tế thích ứng xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu, như phương pháp tiếp cận cảnh quan trong xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu; sinh kế cộng đồng nông thôn thích ứng biến đổi khí hậu; tiếp cận đa chiều, tương tác hay những góc nhìn chính sách trong việc xây dựng mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu…

Dẫn chứng cụ thể từ thực tiễn về chuyển đổi mô hình kinh tế, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Mai cho biết: Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc thiểu số đã tự chuyển đổi giống cây trồng và trồng cây ngô chịu hạn trên các đỉnh núi cao. Sản lượng ngô của tỉnh Sơn La chiếm hơn 50% tổng sản lượng ngô của Việt Nam. Nhưng do nhu cầu cuộc sống nên người dân tự chuyển đổi, thậm chí chấp nhận cả việc vi phạm luật pháp về vấn đề tự khai thác đất rừng chuyển sang đất canh tác ngô, nên không có tính bền vững, lâu dài. Hoặc một vấn đề khác như các hiện tượng thiên tai cực đoan gây sạt lở ở tỉnh Quảng Nam. Cách đây hơn 10 năm, bãi biển Cửa Đại có đường bờ biển dài đến hơn 200 m thì bây giờ đã mất hẳn. Nhiều công trình dự án đã đầu tư xây dựng bị mất đi và không khai thác được nữa do sụt lún.

Trong khi đó, mô hình thành công ở Thái Lan khi có cách tiếp cận xuất phát từ cộng đồng, từ yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chẳng hạn, một vùng đã xảy ra tình trạng bị mất đất, bị sạt lở, người dân đã phải di chuyển về thành phố để mưu sinh nhưng họ vẫn nghèo đói, con cái họ không được đi học và họ lại phải quay trở lại vùng đất cũ. Ở đây, đã có nhiều dự án phi chính phủ, tổ chức quốc tế giúp đỡ họ nhưng đều thất bại vì không xuất phát từ kiến thức của người địa phương, nên những đề xuất giống cây trồng đều không thích ứng được. Người dân đã nghiên cứu và tự trồng cây đước (hay còn gọi là cây sú vẹt) theo phương pháp truyền thống. Sau 20 năm, họ đã mở ra những cánh rừng ngập mặn cách vùng sạt lở khoảng 7 km và đây đã trở thành điển hình cho mô hình phát triển kinh tế sinh thái để nhiều nước đến tham quan, học tập.

Vì vậy với tư cách là Chủ nhiệm đề tài, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Mai mong rằng cách tiếp cận theo góc độ kinh tế, tiếp cận theo doanh thu trên diện tích canh tác của đề tài sẽ được ủng hộ. Đồng thời, tác giả cũng mong nhận được sự giúp đỡ, phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các viện nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện để đề tài đạt kết quả thành công nhất, trên cơ sở đó đề xuất mô hình phát triển kinh tế và sinh kế bền vững thích ứng với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu, đặc biệt là cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.
 
Theo TTXVN.
Trở lại      In      Số lần xem: 1542

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD