Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33367636
Ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến một số tính chất đất xám Đông Nam Bộ
Thứ ba, 18-03-2014 | 10:44:25

Hoàng Văn Tám (1), Đỗ Trung Bình(1), Lê Xuân Đính(2)

 

TÓM TẮT

 

Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) có diện tích đất xám là 744.652 ha, chiếm 31,75% tổng diện tích tự nhiên của vùng. Đất xám ĐNB chịu tác động khá lớn của quá trình rửa trôi, xói mòn, chính vì vậy, việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ nhằm góp phần duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất xám mang ý nghĩa to lớn trong việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả và bền vững đối với vùng đất này. Các nghiên cứu được bố trí trong phòng bao gồm 02 yếu tố thí nghiệm: Liều lượng phân hữu cơ sinh học bón vào (0-2,56-5,12-7,68-10,24 g/kg đất; tương đương 0-0,5-10,0-15,0-20 tấn/ha, tính cho lớp đất mặt dày 15cm, với dung trọng 1,30 g/cm3) và thời gian ủ đất sau khi bón phân hữu cơ (7-14-21-24 ngày sau ủ). Kết quả nghiên cứu cho thấy:Bón phân hữu cơ sinh học đã cải thiện một số chỉ tiêu độ phì nhiêu của đất xám: tăng sức chứa ẩm đồng ruộng (0,14-0,36% so với đối chứng) và lượng nước hữu hiệu trong đất (0,13-0,28%), tăng hàm lượng các bon hữu cơ ( C-OM: 0,03-0,163%) và hàm lượng axít humic (C-AH 0,008-0,015%)trong đất, nâng cao dung tích hấp thụ (CEC) từ 6,33 lên 6,86 Cmol+/kg, tương đương tăng 2,53-8,53% so với không bón phân hữu cơ. Nhờ những thay đổi tích cực về lý và hóa tính đất, mật độ tế bào các vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân và phân giải Xenluloza tăng lên rõ rệt theo lượng phân hữu cơ bón vào. Tuy nhiên, nếu bón nhiều phân hữu cơ thì pH đất có xu hướng giảm nhẹ, cần có biện pháp bổ sung thêm lân hoặc vôi.

 

Từ khóa: Đất xám,  phân hữu cơ sinh học, tính chất đất

_______________________

1Viện KHKTNN miền Nam

2Công ty phân bón miền Nam


Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 1, năm 2014, trang 26-32

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: Hoàng Văn Tám  Email: tam.hv@iasvn.org hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

ĐT: 08.38230963 – Email: thuvien@iasvn.org

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

 

 

Trở lại      In      Số lần xem: 3811

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD