Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33366428
Nhân giống In vitro cây dừa sáp (Makapuno coconut) (Tác giả: Trương Quốc Ánh, Lương Thế Minh, Trương Thị Tú Anh, Trương Vĩnh Hải)
Thứ sáu, 16-11-2012 | 14:21:34

TÓM TẮT

 

Cây dừa (Cocos nucifera L.) là một trong những cây lấy dầu đa niên chủ yếu của vùng nhiệt đới, được trồng rất phổ biến ở nhiều nước. Ngoài việc trích dầu từ cơm dừa, các phần phụ khác như xơ, gáo, nước dừa cũng được sử dụng để chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao như thảm sơ dừa, than hoạt tính, thạch dừa. Tỉnh Trà Vinh còn có giống dừa đặc ruột, một giống dừa bản địa đặc trưng nổi tiếng. Với các thành phần gồm môi trường cơ bản Y3, đường, aga, than hoạt tính và chất điều hòa sinh trưởng NAA, từ 250 quả thu thập ban đầu đã thu được 235 phôi, sau 6 tháng tạo ra 177 cây, đạt tỉ lệ 71% so với số phôi thu thập ban đầu. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ đường đến khả năng nẩy mầm của phôi cho thấy, trên môi trường nuôi cấy có bổ sung 60g/L sucroza, tỉ lệ phôi nẩy mầm cao nhất (77,5%), sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Thí nghiệm về chất điều hòa sinh trưởng NAA lê sự hình thành rễ trong nuôi cấy phôi dừa Sáp với các nồng độ 0,5l và 1,5 mg/L. cho kết quả như sau: các chồi con tạo rễ trên môi trường Y3 có chứa 1 mg/L NAA là tốt nhất. Sau 6 tuần nuôi cấy 90% chồi tạo 3-4 rễ, dài 2-3 cm. Hệ thống rễ phát triển tốt và phân nhánh nhiều rễ ngang khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác. Sự thành công trong phương pháp nuôi cấy in vitro cuối cùng phụ thuộc vào tỷ lệ cây sống ở giai đoạn vườn ươm. Kết quả thí nghiệm cho thấy, giá thể cát có độ giữ nước kém nên hạn chế sự ngập úng của bộ rễ trong gia đoạn đầu nên cho tỷ lệ sống.

Từ khóa: Makapuno, phôi soma, dừa Sáp Y3


Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 20, năm 2012, trang 12-18

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: Trương Quốc Ánh  Email: anh.tq@iasvn.org hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

ĐT: 08.38230963 – Email: thuvien@iasvn.org

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

Trở lại      In      Số lần xem: 5788

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD