Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33473956
HỘI NGHỊ CÁC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP & VIỆN NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP CỦA ASEAN - ẤN ĐỘ
Thứ tư, 27-02-2013 | 07:40:53

NEW DELHI, NGÀY 19-20 THÁNG 2, NĂM 2013

 

GS. TS. Bùi chí Bửu

 

Hội nghị Lãnh Đạo các Đại Học Nông Nghiệp và Viện nghiên cứu nông nghiệp giữa Ấn Độ và các nước ASEAN được tổ chức tại ICAR, New Delhi, ngày 19-20 tháng 2, 2013; với sự tham dự của Cambodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và đại diện của ASEAN. Về phía Ấn Độ, các Đại Học Nông Nghiệp Trung Ương và Địa Phương có mặt khá đông đảo, dưới sự chủ trì của Tổng Giám Đốc ICAR, Dr S. Ayyappan.

Đại biểu của Việt Nam gồm có:

  1. GS. Bùi chí Bửu, Phó GĐ, Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam
  2. GS. Nguyễn xuân Trạch, Phó Hiệu trưởng ĐHNN Hà Nội.

 

LỊCH TRÌNH HỘI NGHỊ

 

Ngày 19-2-2013

Technical Session I: do Dr S. Ayyappan, TGĐ của ICAR chủ trì, với cáo báo cáo sau đây

  • Dr. Arvind Kumar, DDG (Education)
  • Dr. S.N. Puri, President, Association of Indian Universities
  • Dr. V. K. Taneja, President, IAUA
  • Đại diện của ASEAN: Dr Teodoro S. Solsoloy, BAR, Philippines
  • Dr Bouthong Bouahom, NAFRI-LAOS, quốc gia đương nhiệm chủ tịch ASEAN

Nội dung đề cập đến mạng lưới hợp tác giữa các tổ chức khoa học, đào tạo, khuyến nông của ASEAN và Ấn Độ.

Technical Session II:

Nội dung đề cập đến việc trao đổi chuyên gia giữa các tổ chức khoa học, giáo dục của ASEAN và Ấn Độ.

Technical Session III:

Nội dung đề cập đến học bổng phục vụ mục tiêu giáo dục nâng cao giữa các tổ chức khoa học, giáo dục của ASEAN và Ấn Độ. GS Bùi chí Bửu tham gia báo cáo.

Phiên họp chung:

Khuyến cáo về sự hợp tác giữa các tổ chức khoa học, giáo dục của ASEAN và Ấn Độ. GS Nguyễn xuân Trạch tham gia báo cáo.

Kết thúc phần thảo luận, Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực Phẩm Ấn Độ - Ngài Sharad PAWAR đã đọc một diễn văn bế mạc, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác và đề xuất cơ chế hợp tác sao cho tính khả thi tốt nhất. Ngài đã nói rằng “Với sự giàu mạnh về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng và sự thành thạo trong chuyên môn trong khu vực này, sự hợp tác nông nghiệp, lâm nghiệp giữa các nước ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.”

 

Ngày 20-2-2013:

  • Thăm Bảo tàng Nông Nghiệp Ấn Độ
  • Thăm Cơ quan Bảo tồn Quỹ Gen Thực Vật Quốc Gia (NBPGR)
  • Thăm Viện Nghiên Cứu Nông Nghiệp Ấn Độ (IARI)

 

TÓM LƯỢC NỘI DUNG

 

  1. HỌC BỔNG ASEAN-INDIA PHỤC VỤ GIÁO DỤC NÂNG CAO VỀ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

MỤC TIÊU: (1) Hỗ trợ việc phát triển nguồn lực trong nông nghiệp ở các nước ASEAN và Ấn Độ giáo dục nâng cao các khoa học gia, sinh viên; (2) Tăng cường tiềm năng trong giáo dục, nghiên cứu, khuyến nông và phát triển các nước ASEAN, Ấn Độ thuộc lĩnh vực nông nghiệp và ngành học có liên quan.

Học bỗng được đề nghị: về phía ASEA, mỗi nước sẽ có 2 MSc, 2 PhD, 1 Post Doct mỗi năm; về phía Ấn Độ sẽ có 2 MSc, 2 PhD, 1 Post Doct mỗi năm. Như vậy trong 5 năm sẽ có 235 ứng cử viên được chọn, với tổng kinh phí 7 triệu USD mỗi năm.

  1. TRAO ĐỔI CHUYÊN GIA CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU NÔNG NGHIỆP ASEAN VỚI CÁC ĐẠI HỌC TRUNG ƯƠNG CỦA ẤN ĐỘ

MỤC TIÊU: (1) Hỗ trợ việc phát triển nguồn lực nông nghiệp trong các nước ASEAN và Ấn Độ, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, khuyến nông thông qua hành động trao đổi chuyên gia; (2) Tăng cường khả năng của các nước ASEAN và Ấn Độ trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp và ngành liên quan; (3) Phát triển hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ trong nghiên cứu, giáo dục, khuyến nông; (4) Chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi thông tin  giữa các nhà khoa học của ASEAN và Ấn Độ

Số lần thăm viếng đề nghị: 55 lần, thời gian 1-3 tháng/năm. Mỗi nước có 5 chuyên gia. Kinh phí mỗi năm sẽ là 0,99 triệu USD.

  1. MẠNG LƯỚI HỢP TÁC CỦA ASEAN VỚI CÁC ĐẠI HỌC TRUNG ƯƠNG CỦA ẤN ĐỘ VỀ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP, GIÁO DỤC, KHUYẾN NÔNG

MỤC TIÊU: (1) Xây dựng mối liên kết giữa giáo dục nâng cao trong nông nghiệp, nghiên cứu và khuyến nông giữa Ấn Độ và các nước ASEAN; (2) đảm trách các dự án hợp tác nghiên cứu nông nghiệp, horticulture, chăn nuôi, thủy sản, cơ khí nông nghiệp, quản lý doanh nghiệp nông nghiệp và các ngành có liên quan; (3) Chia sẻ thông tin khoa học, các tiến bộ mới giữa Ấn Độ và các nước ASEAN; (4) Xây dựng mạng lưới có lợi thế trên thế giới về giáo dục, nghiên cứu và khuyến nông

Kinh phí sẽ được xem xét theo từng thời điểm và tùy thuộc vào sự mở rộng của dự án tới đâu, tùy thuộc vào khả năng ngân sách của ASEAN và Ấn Độ.

Phía Việt Nam sẽ gửi cho ICAR danh sách các Viện, Trường ĐH Nông nghiệp có lợi thế trong từng chuyên ngành để tham gia mạng lưới đào tạo nâng cao, trao đổi chuyên gia và tham gia hệ thống nghiên cứu khoa học nông nghiệp và chuyên ngành liên quan.

 

Sơ lược về đất nước Ấn Độ

 

Cộng Hòa Ấn Độ  là một quốc gia Nam Á, đứng hàng thứ bảy trên thế giới về diện tích và hàng thứ hai về dân số (1,2 tỷ dân), với 27 bang.

 

 

Hình: Jawaharlal Nehru (trái) là Thủ Tướng đầu tiên của Ấn Độ (1947). Mahatma Gandhi (phải) là lãnh tụ của phong trào giành độc lập - còn được gọi là Thánh Gandhi.

 

Ấn Độ nằm trong vùng Indomalaya ecozone với ba điểm nóng về đa dạng sinh học (biodiversity hotspots). Ấn Độ là một trong 17 quốc gia có đa dạng sinh học được xếp vào nhóm megadiverse. Có 8,6% loài thuộc lớp hữu nhũ, 13,7% loài thuộc lớp chim, 7,9% loài thuộc lớp bò sát, 6% loài thuộc lớp lưỡng cư, 12,2% loài thuộc lớp cá, và 6,0% loài thuộc ngành hiển hoa thực vật.

 

Ấn Độ có 12% diện tích đất tự nhiên là rừng ngập mặn. Cây làm thuốc có tên là neem (Azadirachta indica), trở nên rất phổ biến với nông dân Ấn Độ, là cây chủ lực của đất nước này.

 

Theo Ngân Hàng thế Giới, năm 2011, kinh tế Ấn Độ đạt giá trị 1.848 tỷ USD; Ấn Độ trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ mười tính theo tỷ suất trao đổi thị trường (market exchange rates), và đứng hàng thứ ba (4.457 tỷ USD) tính theo mãi lực tương đương (purchasing power parity: PPP). GDP tăng 5,8% năm trong hai thập kỷ qua, và đạt 6,1% năm 2011–12. Ấn Độ trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn được xếp khá thấp trên cơ sở tính GDP/đầu người (nominal GDP per capita), hạng 140 và hạng 129 nếu tính theo GDP per capita at PPP. Thu nhập bình quân tính theo GDP từ 329 USD / người (1991) tăng 1.265 USD / người (2010) và dự kiến sẽ tăng 2.110 USD / người vào năm 2016.

 

Năm 2011, Ấn Độ có 487,6 triệu lao động, xếp hạng nhì thế giới. Dịch vụ chiếm 55,6% GDP, công nghiệp 26,3% và nông nghiệp 18,1%. Nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, cải dầu, bông vải, đay, chè, mía đường, và khoai tây. Tỷ lệ người nghèo theo tiêu chuẩn WB (1,25 USD / ngày) giảm từ 60% vào năm 1981 xuống còn 42% vào năm 2005.

 

Công nghiệp chính bao gồm dệt vải, thông tin, hóa, dược, công nghệ sinh học, công nghiệp thực phẩm, thép, công cụ chuyên chở, xi măng, khai thác quặng mõ, dầu hỏa, cơ khí, và công nghệ phần mềm. Ấn Độ được xếp hạng thứ 7 trong 15 công ty công nghệ thông tin hàng đầu thế giới có cơ sở tại Ấn Độ, và hạng hai thế giới có cơ sở tại Hoa Kỳ (năm 2009).

 

Theo số liệu FAO (2010), Ấn Độ có sản lượng nông sản đứng nhất thế giới với chủng loại như sau: trái cây nhiệt đới và rau, sữa, cây gia vị, đay sợi, kê hạt, thầu dầu. Ấn độ đứng hạng thứ hai thế giới về sản lượng lúa mì, lúa gạo. Nông sản có thể được xếp thứ hai hoặc thứ ba của thế giới là quả sấy khô, nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp dệt, cây có củ, đậu đỗ vùng khô hạn (pulses), nuôi trồng thủy sản, trứng gia cầm, dừa, mía đường và nhiều loài rau. Năm 2010, Ấn Độ được xếp hạng 5 trên thế giới với hơn 80% mặt hàng nông sản những cây trồng có giá trị kinh tế (cash crops) thí dụ như cà phê, bông vải. Ấn độ cũng được xếp hạng 5 trên thế giới về chăn nuôi thịt gia cầm, là một trong những nước có tốc độ phát triển chăn nuôi nhanh nhất trong năm 2011.

 

GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ NARES

 

NARES được viết tắt từ National Agricultural Research and Education System, là một trong những hệ thống giáo dục lớn nhất thế giới, với 97 viện nghiên cứu của ICAR, một Đại Học trung ương, 53 Đại Học của Bang, một Viện của Bang, 4 Đại Học Trung Ương có Khoa Nông Nghiệp. Họ đang xây dựng cái gọi là “Higher Education in India”. Năm 1950, có 17 trường ĐH Nông nghiệp, 3 trường Chăn Nuôi, một trường ĐH cơ khí NN họp lại thành một hệ thống giáo dục nông nghiệp. Tên gọi bấy giờ là Indian Council of Agricultural Research (ICAR) – Agricultural Universities (AUs) System, có 53 ĐHNN của  các Bang, 5 viện nghiên cứu trong đó 4 thuộc về ICAR làm nhiệm vụ giống như chức năng của Đại Học.

 

Hiện nay, hệ thống này có 35.000 sinh viên mỗi năm. Chương trình giáo dục nâng cao trong nông nghiệp đang đào tạo 85 tiến sĩ, 95 post-doct và 11 sinh viên đại học. Dr Arwind Kumar, Phó TGĐ ISAR, phụ trách Giáo dục và hệ thống NARES này.

 

GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ ICAR (Hội Đồng Toàn Ấn Độ về Nghiên Cứu Nông Nghiệp)

 

ICAR (Indian Council of Agricultural Research) được thành lập vào ngày 16-7-1929, với cơ quan đầu não đặt tại New Delhi. ICAR hiện đang quản lý 99 Viện nghiên cứu nông nghiệp và 65 Đại học nông nghiệp, tạo nên một trong những hệ thống nghiên cứu nông nghiệp quốc gia lớn nhất thế giới.

 

Bộ Trưởng Nông Nghiệp là Chủ tịch ICAR (có ICAR Society đứng bên cạnh tư vấn).

 

Điều hành trực tiếp là Tổng Giám Đốc ICAR, hiện nay là Dr S. Ayyappan.

 

Sau đó là 4 chức danh cấp phó tổng giám đốc với thuật ngữ:  Hai Secretary (trong đó có một người phụ trách tài chính); một Phó TGĐ, và một Giám Đốc quốc gia (NAIP).

 

ICAR điều hành theo 8 lĩnh vực hoạt động chính như sau: Khoa Học Cây Trồng, Horticulture (nghề vườn), Quản lý Tài Nguyên thiên nhiên, Khoa Học Vật Nuôi, Thủy Sản, Cơ khí nông nghiệp, Giáo Dục, Khuyến Nông. Mỗi lĩnh vực có một Giám Đốc điều hành.

 

ICAR tự hào về những đóng góp mà chính họ đã đưa Ấn Độ đạt kỷ lục sản xuất lương thực (hạt) năm 2011-2012 là 252,56 triệu tấn; nhờ năng suất khá cao của lúa mì, lúa nước.

 

Thách thức tiếp theo của Ấn Độ là phải đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho người dân trong điều kiện bùng nổ dân số, diện tích đất canh tác hạn hẹp, thiếu nước tưới và sự ấm lên của trái đất.

 

ICAR đặt ra nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài là: xây dựng được kế hoạch hoạt động, thực hiện nội dung giúp đỡ, phát triển và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu khoa học và ứng dụng được kết quả ấy trong nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, và những ngành khoa học có liên quan.

 

ICAR thực hiện chiến lược giúp nông hộ những thông tin tổng quan và nghiên cứu có liên quan đến nông nghiệp, chăn nuôi, home science, thủy sản thông qua nội dung in ấn, xuất bản và hệ thống thông tin quản lý (MIS), chuyển giao có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật.

 

ICAR có trách nhiệm cung cấp những dịch vụ tư vấn trên đồng ruộng, giáo dục, nghiên cứu, đào tạo và thông tin về công nghệ sau thu hoạch, phát triển các chương trình hợp tác hóa với những tổ chức khác, thí dụ như Hội Đồng Toàn Ấn Độ về Khoa Học Xã Hội, Hội Đồng Nghiên Cứu Khoa Học và Kỹ Nghệ, Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Bhabha, các Trường Đại Học.

 

GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ IARI (Indian Agricultural Research Institute)

 

Bà Tiến Sĩ Malarika Dadlani, Phó VT, phụ trách Khoa Học, tiếp đoàn và giới thiệu IARI. Viện Trưởng hiện nay là Dr H.S. Gupta.

 

Viện hiện có 19 bộ môn nghiên cứu (divisions), 2 Trung tâm (multidisciplines centres), 6 trại nghiên cứu khu vực. Về đào tạo, Viện có 24 chuyên ngành cho MSc và 23 chuyên ngành cho PhD.

 

Viện nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ được thành lập vào năm 1905 từ một quỹ tài trợ của Mỹ (Philanthropist, Mr Henry Phipps), với kinh phí bấy giờ là 30.000 pounds. Nó được gọi là Pusa Institute vì đặt tại Pusa, bang Bihar, hay còn được gọi là ARI (Agricultural Research Institute). ARI bắt đầu với 5 bộ môn nghiên cứu: nông nghiệp, chọn giống đại gia súc, hóa học, thực vật học có giá trị kinh tế, và vi nấm học (mycology). Bộ môn vi khuẩn học được bổ sung thêm vào năm 1907.

 

Năm 1911-1919, tên gọi bây giờ là Imperial Agricultural Research Institute.

 

Sau trận động đất ngày 15-1-1934, Viện chuyển về New Delhi ngày 29-7-1936 với tên gọi là Indian Agricultural Rtesearch Institute (IARI). Trong thập niên 1950, các thành tựu khoa học đã đóng góp rất lớn vào cách mạng xanh của thập niên 1960, 1970. IARI trở thành tổ chức giống như Đại Học (Deemed University), có chức năng đào tạo Thạc Sĩ, Tiến Sĩ từ 1958.

 

IARI trở thành viện nghiên cứu nông nghiệp đầu đàn trong hệ thống nghiên cứu, đào tạo bậc cao và khuyến nông của quốc gia Ấn Độ. Viện có hơn 400 khoa học gia. Thành tự nổi bậc có thể xem xét ở vài kết quả như sau: (1) Lai tạo hàng trăm giống thuần / ưu thế lai về rau, quả và hoa; (2) giống lúa mì IARI đóng góp trên 300 x 109 Rs / mỗi năm; (3) giống lúa thơm Pusa Basmati 1121, hạt dài nhất thế giới, đóng góp 120 x 109 Rs / năm; (4) giống xoài lai F1 đầu tiên Amrapali, phát triển phổ biến vùng Đông Ấn, với DT trên 40.000 ha; (5) phát triển các giống hoa hồng, lay ơn, vạn thọ và bông giấy có tính độc đáo riêng. Viện đã trở thành một một trung tâm thu hút (nodal centre) cho những đăng ký bản quyền giống bông giấy quốc tế (bougainvillea) trên thế giới. Từ năm 1958 đến 2009, Viện đã đào tạo được 3.465 cán bộ khoa học đạt trình độ MSc và 4.432 đạt trình độ PhD; có 327 sinh viên nước ngoài, trong đó có 38 quốc gia đang phát triển

 

Viện Bảo Tàng Khoa Học Nông Nghiệp Ấn Độ (NASM)

 

Dr Susheela Kaul, GĐ Bảo tàng Viện đã giới thiệu các nội dung hoạt động của bảo tàng. Trong nông nghiệp Ấn Độ, họ cho rằng có 6 trụ cột, đó là đất, nước, con người, khí hậu, công cụhạt giống. Do đó, bảo tàng NN Ấn Độ được xây dựng xoay quanh 6 nội dung nói trên với nhiều chi tiết rất khoa học, thể hiện quan điểm lịch sử cụ thể, rõ ràng. Bảo tàng đã phát triển dựa trên ý tưởng vĩ đại của J. Nerhu, cố Thủ Tướng Ấn Độ, “Everything can wait, not agriculture” (Mọi việc đều có thể phải chờ đợi, trừ nông nghiệp). Lịch sử phát triển của Ấn Độ cũng dựa trên nền tảng triết lý Hindou: thế giới này là sự hội tụ của “sáng tạo” (creation) và “hủy diệt” (destruction), ý tưởng ấy thể hiện xuyên suốt qua các festival nông nghiệp của các bang trên toàn Ấn Độ. Hiện nay, 52% cư dân Ấn Độ lệ thuộc vào nông nghiệp. Nông nghiệp luôn ảnh hưởng đến văn hóa, tôn giáo của quốc gia này. Những bức tranh chạm trổ hoặc vẽ trên vách đá của người tiền sử là minh chứng.

 

NASM là sáng kiến của ICAR được thể hiện cụ thế bởi Ủy Ban Quốc Gia về Bảo tàng Khoa Học, thuộc Bộ Văn Hóa, Ấn Độ, khai trương ngày 3-11-2004. NASM vinh dự được Tổng Thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam đến cắt băng khánh thành.

 

Bảo tàng viện tọa lạc tại khuôn viên của ICAR, với diện tích 2.000 m2, biểu hiện một ý tưởng độc đáo, biểu hiện nông nghiệp Ấn Độ từ thời tiền sử cho đến thời hiện đại theo triết lý Ấn Độ. Bảo tàng được trang bị hiện đại có máy điều hòa, mở cửa hàng ngày từ 10:30 đến 16:30 hàng ngày, trừ Thứ Hai.

 

NBPGR (National Bureau of Plant Genetic Resources)

 

Tổ chức quản lý tài nguyên di truyền thực vật quốc gia

 

Dr K.C. Bangal, GĐ của NBPGR đã tiếp và giới thiệu với đoàn cán bộ khoa học NN ASEAN về sự hình thành và phát triển của tổ chức này.

 

NBPGR được chính thức hoạt động vào năm 1996, trước đó nó là một Trung tâm với qui mô nhỏ hơn rất nhiều. NBPGR có chức năng (1) thu thập (408.081 mẫu giống nói chung, trong đó >95.000 acc. của lúa) và trao đổi quỹ gen cây trồng (>50.000 acc. / năm); (2) thực hiện kiểm dịch thực vật (70.000 mẫu / năm); (3) định tính và đánh giá các tính trạng nông học thông qua kỹ thuật truyền truyền thống và kỹ thuật DNA; (4) bảo quản ex-situ, in vitro, lạnh đông -1500C bằng nitơ lỏng (cryo) thông qua hệ thống ngân hàng hạt giống lưu trữ dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; (5) tư liệu hóa bằng phần mềm chuyên dùng, tự động hóa bằng rô bốt (>9.000 acc.); (6) Sử dụng vật liệu phục vụ công tác nghiên cứu và chọn tạo giống mới; (7) đào tạo nguồn lực có bằng cấp cao và đào tại ngắn hạn với hơn 500 cán bộ khoa học đã được nhận bằng cấp từ NBPGR; (8) đăng ký giống, bảo hộ bản quyền.

 

LỜI CÁM ƠN

 

Chúng tôi xin bày tỏ sự cám ơn đối với Bộ NN và PTNT Việt Nam, Văn phòng ASEAN ở Jakarta, Indonesia, Dr Nikhilesh Giri, First Secretary (ASEAN), đặc biệt là Dr. B.S. Bisht, Trợ lý Tổng Giám Đốc, ICAR Ấn Độ, đã hỗ trợ rất nhiều để chúng tôi tham gia hội nghị quan trọng này.

Trở lại      In      Số lần xem: 1780

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD