Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33457412
Hiệp định TPP và một số lưu ý đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Chủ nhật, 18-10-2015 | 08:40:29

Lịch sử đàm phán TPP từ khi thành lập đến nay

 

Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) khởi nguồn từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương, hiệp định này được thành lập với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

 

Hình 1: Bản đồ mô tả vị trí các nước tham gia đàm phán TPP

 

Ngày 03 tháng 6 năm 2005, Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương được ký kết giữa 4 nước (Singapore, Chile, New Zealand, Brunei), và có hiệu lực từ ngày 28 tháng 5 năm 2006.

 

Năm 2008, Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương gồm 7 thành viên (4 nước sáng lập TPP, và 03 nước thành viên mở rộng là Hoa Kỳ, Úc, Peru).

 

Năm 2010: Việt Nam chính thức tham gia đàm phán, nâng tổng số thành viên của TPP lên 8 thành viên.

 

Năm 2014: TPP gồm 12 quốc gia thành viên (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam); ngoài ra còn phải kể đến hai thành viên tiềm năng có xu hướng tham gia TPP đó là Hàn Quốc và Đài Loan. Từ khi thành lập cho đến nay, các nước thành viên TPP đã trải qua 19 vòng đàm phán và 04 hội nghị các Bộ trưởng. Nếu được kí kết, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do rộng lớn với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới; mang lại cơ hội mở cửa thị trường cho hầu hết các nước thành viên do mức thuế thấp hơn.

 

Năm 2015: Sau nhiều lần "lỡ hẹn" từ năm 2011 đến nay, Mỹ và các nước thành viên đang quyết tâm kết thúc đàm phán TPP trong năm nay.

 

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc đàm phán TPP kéo dài là do sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các nước thành viên, và mỗi nước đều đặt ra những yêu cầu riêng trong quá trình đàm phán. Bên cạnh những cơ hội mà việc tham gia đàm phán TPP mang lại, sự khác biệt giữa các nước thành viên sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nước có trình độ phát triển thấp như Việt Nam, cụ thể là sự cạnh tranh hàng hóa gay gắt khi các dòng thuế nhập khẩu được đưa về 0%. Nếu dựa trên trình độ phát triển của ngành nông nghiệp, 12 quốc gia thành viên TPP có thể được chia làm 3 nhóm chính: Mỹ, Úc, New Zealand thuộc nhóm nước phát triển nhất; tiếp đó là nhóm nước Nhật, Singapore, Malaysia; Việt Nam nằm trong nhóm phát triển thấp nhất.

 

Những nội dung chính trong đàm phán TPP

 

Hiện tại, đàm phán TPP đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, bởi nội dung đàm phán không chỉ bao gồm các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn có những vấn đề phi thương (môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ…). Cho đến đầu năm 2015, đàm phán TPP vẫn chưa kết thúc, về phía Việt Nam, nội dung đàm phán TPP vẫn chưa được công bố; nhưng nhìn chung, TPP sẽ có phạm vi điều chỉnh rộng, với xu hướng đàm phán tự do mạnh mẽ, được thể hiện ở những nội dung chính sau đây.  

Hình 2: Một số lĩnh vực đàm phán tiêu biểu

 

Thuế quan:Cắt giảm hầu hết các dòng thuế (ít nhất 90%), được thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn.

 

Các biện pháp SPS, TBT:Siết chặt các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ (SPS) và hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT). Các nội dung đàm phán chưa đề cập tới vấn đề hạn chế quyền ban hành các điều kiện SPS – TBT mới của các nước TPP, vì vậy các nước này vẫn được đơn phương điều chỉnh hoặc đưa ra các điều kiện SPS – TBT mới, nhằm hạn chế việc nhập khẩu nông sản của các nước thành viên còn lại. Hiện tại, đàm phán về SPS – TBT chỉ xoay quanh vấn đề hợp tác để xử lý vướng mắc, một vấn đề chỉ liên quan tới rút ngắn thời gian xử lý khiếu nại, còn các điều kiện kiểm dịch thì vẫn giữ nguyên.

 

Đầu tư:Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư; những điều kiện thông thoáng và gia tăng ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài góp phần thu hút các nguồn đầu tư về nước.

 

Lao động:đặc biệt là các vấn đề về quyền lập hội (nghiệp đoàn), quyền tập hợp và đàm phán chung của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động.

 

Dịch vụ:Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính. Việc thúc đẩy quá trình mở cửa dịch vụ tài chính sẽ góp phần tạo ra nguồn vốn dồi dào cho các lĩnh vực đang khát vốn và còn nhiều tiềm năng như ngành nông nghiệp đô thị. Thực hiện tự do hóa mạnh theo phương thức chọn – bỏ; theo đó, tất cả các ngành dịch vụ đều được mở, trừ những ngành nằm trong danh mục loại trừ.

 

Quyền sở hữu trí tuệ:Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn so với mức trong WTO (WTO+). Phạm vi sở hữu trí tuệ xoay quanh ba nhóm vấn đề: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, và quyền đối với giống cây trồng.

 

Mua sắm công:Tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công. 

 

Các vấn đề phi thương mại khác:Tăng yêu cầu về môi trường.

 

Xu hướng tác động ban đầu của hiệp định TPP đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

 

Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, một trong những lĩnh vực chịu tác động lớn nhất từ làn song TPP đó chính là nông nghiệp bởi vì bên cạnh mặt thuận lợi, việc cắt giảm / xóa bỏ hàng rào thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh, nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với những ngành hàng mà năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn yếu, điển hình là nhóm hàng nông sản vốn gắn liền với đối tượng dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập là nông dân. Trong các nội dung đàm phán được trình bày ở trên, có thể nói các đàm phán về thuế quan, SPS – TBT, đầu tư và lao động là những nội dung quan trọng hơn cả, có ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp; kế đến là các nội dung đàm phán liên quan đến lĩnh vực dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm công và các vấn đề phi thương mại khác.

 

Cho đến nay, nông nghiệp vẫn là ngành thế mạnh của Việt Nam. Trong đó, thủy sản được đánh giá là có thế mạnh nhất, tiếp đến là trồng trọt, chăn nuôi xếp vị trí thứ ba. Cả ba ngành này đều có xu hướng chịu tác động khá rõ của các đàm phán liên quan đến nội dung thuế quan, SPS – TBT, đầu tư và lao động; trong đó bao gồm cả những mặt thuận lợi và khó khăn.

 

Trong các đàm phán về thuế quan, thủy sản được cho là ngành nông nghiệp tận dụng được nhiều lợi thế hơn cả, cụ thể là có cơ hội gia tăng xuất khẩu. Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy thị trường này sẽ còn lớn hơn khi thuế nhập khẩu vào Nhật còn 0%. So với ngành hàng thủy sản, nhóm hàng chăn nuôi (lấy thịt, lấy sữa) và trồng trọt (trái cây) lại được dự báo là khó cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa. Ví dụ đầu tiên là nguy cơ cạnh tranh gay gắt giữa Việt Nam và hai nước (Úc, New Zealand), vì hai nước này được đánh giá có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới ở các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa), quả ôn đới (táo, cam). Ví dụ thứ hai là nguy cơ cạnh tranh giữa Việt Nam và Mỹ, hiện tại nước Mỹ có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt heo; Việt Nam đang nhập khá nhiều các mặt hàng này từ Mỹ; nếu mở cửa, nguy cơ sản phẩm tương tự của Việt Nam gặp khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ nước này là rất lớn. Theo PGS.TS Nguyễn Đăng Vang (Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam): "Giá thịt lợn của Mỹ trung bình thấp hơn giá Việt Nam khoảng 40%, nếu thuế về 0% thì người Mỹ sẽ chiếm lĩnh thị trường ngay vì tiền vận chuyển họ rất xa mất 20%, còn 20% nữa là do chúng ta đánh thuế", nhưng khi hiệp định TPP được ký kết, hầu hết các hàng nông sản đều giảm thuế về 0, khi đó Mỹ không còn lo ngại về khoản tiền thuế nữa, điều này là có lợi vì giúp họ giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh với hàng Việt Nam. 

 

Bên cạnh đàm phán về thuế quan, đàm phán về các biện pháp SPS – TBT đặt ra những thách thức không nhỏ đối với cả ba ngành hàng thủy sản – trồng trọt – và chăn nuôi. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam; bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước có được xóa bỏ nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao bì... của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí là còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan. Chẳng hạn, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như thủy – hải sản; còn về môi trường, có những yêu cầu cam kết cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển của ngành này.

 

Hình 3: Một số ấn phẩm quảng bá tiêu biểu mà Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp đã hỗ trợ cho các xã trên địa bàn Thành phố trong việc quảng bá hình ảnh sản phẩm và giới thiệu đơn vị

 

Cũng giống như đàm phán về các biện pháp SPS – TBT, đàm phán về vấn đề lao động đặt ra thử thách không nhỏ cho nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng. Cụ thể là trong dự thảo chương lao động, nếu điều khoản về việc chặn và buộc trả lại toàn bộ hàng xuất khẩu được làm từ lao động trẻ em tại biên giới không được đấu tranh loại bỏ, những làng nghề thủ công, với những sản phẩm được làm ra trong quy mô hộ gia đình, với sự tham gia của trẻ em nông thôn Việt Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh) sẽ là nhóm đầu tiên phải chịu thiệt thòi.

 

Trái ngược với các rủi ro trong đàm phán về SPS – TBT và lao động, nội dung đàm phán về đầu tư lại hứa hẹn đem đến nhiều cơ hội cho ngành nông nghiệp nước ta. Khi TPP có hiệu lực, hiệp định này sẽ thúc đẩy, gia tăng đầu tư của các nước thành viên (nhất là các nước phát triển như Mỹ, Australia, New Zealand, Singapore...) vào Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn phát triển như các ngành nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các chuỗi khép kín với công nghệ tiên tiến, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

 

 

Như vậy thông qua việc đề cập đến những nội dung chính trong đàm phán TPP và một số liên hệ đến lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, chúng ta có thể nhận thấy rằng, TPP là hình thức hội nhập "theo chiều sâu", trong đó các cam kết mạnh mẽ hơn, ở nhiều lĩnh vực hơn, do đó mức độ tác động tới mỗi ngành cũng lớn và phức tạp hơn. TPP được đánh giá là hiệp định của thế kỷ 21, không chỉ vì nó là một hiệp định lớn, mà còn ở tầm vóc và ảnh hưởng của nó: về phạm vi, hiệp định TPP mở rộng hơn so với các hiệp định trước đây cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ; ngoài ra còn bao gồm các vấn đề phi thương mại như mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Nét mới trong đàm phán TPP so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây là sự tham gia của các đối tượng liên quan như doanh nghiệp, hiệp hội và tổ chức xã hội (đàm phán thương mại tự do nhiều bên); TPP sẽ cho phép thành viên mới được đàm phán với từng đối tác thay vì phải chấp nhận các quy tắc được thiết lập bởi các thành viên cũ; ngoài ra với mục tiêu cắt giảm 90% thuế xuất khẩu, nhập khẩu giữa các nước cũng tạo ra cơ hội lớn cho nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, thu hút đầu tư và hợp tác trong nông nghiệp.

 

Theo tvnn.vn

Trở lại      In      Số lần xem: 2148

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD