Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33313162
Khánh thành trung tâm phát triển cacao ở Bình Phước
Thứ sáu, 11-04-2014 | 08:05:51
Quang cảnh lễ khánh thành trung tâm phát triển cacao Bình Phước. (Ảnh: Nguyễn Văn Việt/Vietnam+)


Ngày 10/4, tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ khánh thành Trung tâm Phát triển cacao (CDC) tỉnh Bình Phước.

Đây là dự án hợp tác tăng cường phát triển cacao bền vững do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Hà Lan và các tổ chức như Ngân hàng Rabobank, Tập đoàn Mars, Tập đoàn Gargill, tổ chức IDH, Oxfam tài trợ, được triển khai từ năm 2012 tại Đắk Lắk và các tỉnh trồng cacao.

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành Trung tâm Phát triển cacao tỉnh Bình Phước, ông Peter Van Grinsen, Giám đốc Chương trình nâng cao năng suất cacao (Công ty Mars Inpocorated) cho biết: “Chúng tôi rất tin tưởng khi mô hình CDC/CVC đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả thiết thực tới ngành cacao tại địa phương Bình Phước. Qua đó sẽ giúp bà con nông dân tiếp cận được các kỹ thuật và vật tư đầu vào ở mức cạnh tranh”.

Ông Phan Văn Đon, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước cho rằng: “ Đây thực sự là một hướng đi hợp lý và sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với người nông dân trồng cacao. Trong thời gian tới Sở sẽ phối hợp với Trung tâm để tiến hành thực hiện các công việc chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, hướng dẫn bà con nông dân trồng cacao đạt hiệu quả cao nhất.

Hiện nay, diện tích cacao của Việt Nam khoảng 22.000ha, chủ yếu là trồng xen canh. Sản lượng hàng năm tham gia xuất khẩu còn khiêm tốn. Tuy một số hộ có đầu tư đúng yêu cầu kỹ thuật và đã đạt được năng suất khá tốt. Song việc đầu tư chưa tương xứng, kiến thức còn hạn chế dẫn đến năng suất còn thấp.

Vì vậy, Trung tâm phát triển cacao sẽ là nơi nghiên cứu và hỗ trợ cho người sản xuất có được những kiến thức cần thiết áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng là nơi đào tạo và giúp nông dân thực hành trực tiếp các kỹ thuật canh tác cacao, nơi tham quan tiếp cận các mô hình trồng cacao hiệu quả để nông dân học tập.

Nhân dịp này, Dự án hợp tác Công tư phát triển cacao bền vững tại Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm “Phát triển bền vững ngành hàng cacao thông qua mô hình dịch vụ khuyến nông tư nhân” với người trồng cacao tại địa phương.

Trung tâm Phát triển ca cao (CDC) và Trung tâm Dịch vụ cacao (VCV) đã lắng nghe và trả lời các ý kiến, câu hỏi của bà con nông dân liên quan đến vấn đề kỹ thuật canh tác, dinh dưỡng, quản lý sâu bệnh và thị trường cacao.

Mô hình CDC/CVC là một phương thức chuyển giao kỹ thuật đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trồng cacao trên thế giới. Đây là hệ thống khuyến nông định hướng kinh doanh nhằm khuyến khích nông dân trồng cacao một cách chuyên nghiệp và bền vững.

Giá cacao trên thị trường đang ở mức hơn 60.000 đồng/kg hạt khô và được dự báo là sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong nhiều năm tới. Đây chính là cơ hội tốt để nông dân tỉnh Bình Phước đa dạng hóa thu nhập thông qua việc trồng xen cacao dưới các vườn điều.

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện đã có rất nhiều các mô hình trồng cacao xen cây điều thành công mang lại thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng/ha/năm trong đó mỗi cây đóng góp 50% tổng thu nhập.

Do đó, việc đưa vào hoạt động Trung tâm Phát triển cacao tại tỉnh Bình Phước đã góp phần vào hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng cacao một cách chuyên nghiệp và bền vững./.

 

Nguyễn Văn Việt - Vietnam+

Trở lại      In      Số lần xem: 1554

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD