Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33477869
Kỷ niệm 35 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn
Chủ nhật, 30-12-2012 | 07:05:42

I. Quá trình hình thành và phát triển

 

Tháng 7/1977 – Trung tâm Nghiên cứu trâu và đồng cỏ Sông Bé được thành lập. Đây là công trình hợp tác, hữu nghị, xuất phát từ tình cảm tốt đẹp của chính phủ và nhân dân Ấn Độ đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Trong những năm đầu của thời kỳ này Trung tâm được đầu tư rất tốt về cả cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật từ đó tạo nên những bước phát triển rất mạnh mẽ, đàn gia súc liên tục tăng, đội ngũ cán bộ được nước bạn đào tạo ngày một nhiều, hàng loạt những tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành chăn nuôi gia súc lớn, đồng cỏ, những thực tập sinh ngắn hạn đã được đào tạo để trở thành những cán bộ kỹ thuật nòng cốt của Trung tâm.  

 

 

Toàn cảnh lể kỷ niệm 35 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn

 

Trải qua một thời gian phát triển ổn định, qui mô sản xuất và nghiên cứu của Trung tâm ngày một lớn (tổng đàn trâu thời kỳ cao điểm đạt trên 800 con, sản lượng sữa gần 1000 lít/ngày, số lượng cán bộ công nhân viên trên 300 người). Song bên cạnh đó đã bắt đầu suất hiện những khó khăn bất cập, sản phẩm làm ra ngày một khó tiêu thụ, chí phí sản xuất và nghiên cứu ngày càng lớn trong khi đó sự hỗ trợ tài chính của nhà nước và giúp đỡ viện trợ của nước bạn cũng ngày một khó khăn hơn. Chính từ những nguyên nhân này đưa đến một giai đoạn phát triển rất khó khăn của Trung tâm.

 

Năm 1991, Trung tâm chuyển giao từ Viện Chăn nuôi về cho Viện KHKTNN miền Nam, từ đây để tiếp tục duy trì và phát triển Trung tâm đã được Bộ NN&PTNT bổ sung thêm nhiệm vụ và đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Chăn nuôi Sông Bé (1994). Đối tượng vật nuôi và phạm vi nghiên cứu được mở rộng nhằm tạo điều kiện cho Trung tâm có những cơ hội mới phát triển sâu và rộng hơn. Tháng 6/2002 Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiêm Chăn nuôi Sông bé lại hợp nhất cùng Trung tâm Huấn luyện chăn nuôi bò sữa Thủ Dầu Một – Bình Dương thành Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn. Đây bắt đầu một giai đoạn phát triển mới, Trung tâm từng bước tiếp tục được đầu tư về cơ sở vật chất và các con, cây giống mới nhằm trở thành cơ sở nuôi giữ và phát triển đàn giống gốc, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa cho cả nước.

 

Tháng 10/2010 một lần nữa Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn lại có sự chia tách, bộ phận nghiên cứu và huấn luyện Chăn nuôi bò sữa được tách chuyển trở lại Thủ Dầu Một, một lực lượng cán bộ khoa học phải thuyên chuyển, cơ sở vật chất phải chia sẻ, đây lại là một thử thách mới mà Tất cả CBCNV Trung tâm phải vượt qua.

 

II. Chặng đường hình thành và phát triển 5 năm 2008 - 2012

 

1. Con người

 

Con người luôn là yếu tố quyết định thành công hay thất bại của đơn vị, do đặc thù là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp do đó yếu tố con người cũng có những đặc thù riêng.

 

Năm 2008, tổng số CBCNV của TT là 56 người, trong đó có 15 là cán bộ trình độ đại học và trên đại học (chiếm gần 1/4). Năm 2012 mặc dù về qui mô nghiên cứu và sản xuất đều tăng lên song tổng số cán bộ công nhân viên lại giảm, cơ cấu nguồn nhân lực thay đổi số cán bộ đại học và trên đại học chiếm gần 50% lực lượng lao động (tổng số là 31 người, trong đó 14 là cán bộ đại học và trên đại học). 80% cán bộ làm công tác nghiên cứu đã và đang được gửi đi học nâng cao, hầu hết ở các vị trí chủ chốt tại các đơn vị đều là các cán bộ trẻ có trình độ và năng lực đảm nhiệm. Với người lao động trực tiếp, hầu hết các phần việc lao động nặng Trung tâm đã đầu tư trang thiết bị cơ giới do đó điều kiện và môi trường lao động đã được cải thiện. Chính từ những yếu tố này đã tạo nên những hiệu quả to lớn giúp người lao động ngày càng yên tâm và gắn bó hơn với Trung tâm.

 

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng CBCNV (người)

56

50

33

33

31

ĐH&Trên ĐH (người)

15

14

10

14

14

 

Về chế độ chăm sóc tiền lương, tiền thưởng:  hàng năm các chế độ tiền lương tiền thưởng đều được sửa đổi, bổ sung, hướng đến hoàn thiện công bằng và tăng dần thu nhập cho người lao động.

 

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Lương CN

2.000.000

2.600.000

3.000.000

3.300.000

4.000.000

Lương CBĐH

3.400.000

4.500.000

4.900.000

5.400.000

6.100.000

 

2. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và đào tạo

 

Mặc dù trong 5 năm qua lực lượng cán bộ khoa học có những biến động lớn như chuyển đi, tuyển mới, chất lượng cán bộ nghiên cứu có suy giảm (số cán bộ nghiên cứu đa số còn trẻ chưa có kinh nghiệm). Tuy nhiên, bằng tất cả những nỗ lực của tập thể và của từng cá nhân, các đề tài, dự án nghiên cứu và chuyển giao đã liên tục được duy trì và phát triển, đặc biệt năm 2012 tổng kinh phí đề tài dự án đã tăng gấp 3-4 lần so với năm 2010 và 2011. Các dự án áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chuyển giao mô hình cho người sản xuất đã được TT thực hiện rất thành công đạt hiệu quả thiết thực tại các địa phương, mở ra cơ hội mới để TT tiếp tục duy trì và phát triển. Phạm vi hợp tác được trải rộng trên nhiều vùng miền, trên nhiều cơ sở và ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Miền Bắc, Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ, các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học. Đây chính là thành quả lớn lao mà trong quá trình hoạt động của mình trung tâm đã kiến tạo được.

 

Kinh phí và số lượng đề tài dự án đã thực hiện

 

 

 

 

 

Năm

Kinh phí (tr.đ)

DA địa phương

Số lượng đề tài dự án

Năm 2008

851,36

16,92

1 đề tài bộ, 1 CS, 4 nhánh, 1 địa phương, 2 dự án

Năm 2009

1.152,70

292,00

4 đề tài nhánh, 1 đề tài cơ sở, 2 đề tài ĐP, 2 dự án

Năm 2010

1.208,45

233,67

6 đề tài nhánh, 1 đề tài cơ sở, 1 dự án

Năm 2011

881,00

427,00

5 đề tài nhánh, 2 đề tài CS  và 2 hợp tác với trường, địa phương

Năm 2012

3.624,07

2.785,3

6 đề tài nhánh và hợp tác với đơn vị bạn, 4 dự án địa phương

           

Về công tác đào tạo huấn luyện, đây thực sự là những khó khăn thách thức lớn đối với Trung tâm trong những năm gần đây, trải qua thời gian đầu nhu cầu về đào tạo của các địa phương nằm trong các chương trình dự án nhiều, do đó số lượng các lớp cũng như kinh phí đào tạo là rất cao, các  năm 2002 – 2005 có năm kinh phí đào tạo đạt trên tỷ đồng. Nhưng sau đó do nhu cầu đào tạo giảm dần, kinh phí giành cho đào tạo rất khó khăn, các lớp đào tạo thực hiện tại TT giảm dần do đó nguồn kinh phí thu được từ chương trình này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu các hoạt động. Chính từ những khó khăn này năm 2012 lãnh đạo Trung tâm đã tìm ra một hướng mới trong liên kết đào tạo và huấn luyện - Trung tâm kết hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo tập huấn tại địa phương, Trung tâm cử cán bộ chuyên môn đến giảng dạy, địa phương lo tổ chức lớp học, với phương thức hợp tác này tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia đào tạo được thuận lợi hơn, kinh phí do địa phương tài trợ được tiết kiệm do đó hiệu quả được phát huy rõ rệt, đây sẽ là hướng đi mới để TT tiếp tục hoàn thiện và phát triển.   

 

Kết quả đào tạo, Huấn luyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm

Kinh phí

Số lượng học viên (người)

Tham quan

 

(tr. đồng)

GTNT

GTNTNC

Thú y

Nông dân

Tổng số

 (lượt người)

2008

746

100

80

40

0

220

829

2009

340

43

 

8

195

246

469

2010

148

7

25

25

0

57

173

2011

52

11

0

0

0

11

210

2012

160

26

0

0

955

1.285

183

 

3. Hoạt động sản xuất

 

Nhiệm vụ của Trung tâm là nuôi giữ giống gốc về chăn nuôi gia súc lớn và đồng cỏ, do vậy việc nuôi giữ và phát triển các giống gia súc cũng như việc sản xuất và phát triển các giống cỏ năng suất chất lượng cao luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, định hướng trong nghiên cứu và sản xuất ngày càng được ổn định và phát triển. Một số giống gia súc, đặc biệt là các giống bò thịt chất lượng cao (Droughtmaster, Brahman) đã được nhập và nuôi giữ tại TT. Các giống cỏ mới cũng đã được nhập và tuyển chọn trong chương trình dự án giống quốc gia. Từ tất cả những sự đầu tư này cùng với các nỗ lực tìm tòi và phát triển của CBCNV đang từng bước tạo dựng cho Trung tâm một vị thế mới trong khối các đơn vị hoạt động về nghiên cứu chuyển giao và sản xuất giống gia súc lớn.

 

 

 

Hiện nay Trung tâm đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy và có uy tín trên cả nước về việc cung cấp các giống bò thịt chất lượng cao cho thị trường. Các giống bò cũng như các giống cỏ đã được xuất đi hầu khắp các địa phương, điều đặc biệt đáng ghi nhận là trâu và bò đực giống của Trung tâm đã được cung cấp cho Trung tâm sản xuất tinh đông lạnh Moncada thuộc Viện Chăn nuôi để sản suất tinh đông lạnh phục vụ nhu cầu cải tạo và phát triển các giống bò lai, trâu lai cho các địa phương.

 

Về các giống cỏ, từ năm 2008 Trung tâm đã phát triển thêm 30 ha chuyên nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất giống trong đó có 10 ha được trang bị hệ thống tưới tự động, các giống cỏ mới được bổ sung bên cạnh các giống cỏ cũ được phục tráng. Từng bước chúng ta đã xây dựng được tập đoàn các giống cỏ có năng suất chất lượng cao như TD58, Hamill, Zuri, K280, Mombaza, Mê công, Mulato, Signal, Pintoi, Sytylo, hệ thống sân phơi, nhà tuyển chọn, kho lạnh để lưu giữ và tuyển chọn các giống cỏ đã được đầu tư khá đồng bộ. Chúng ta đáng tự hào là đơn vị đi đầu trong cả nước với việc tự sản suất và cung cấp được một phần nhu cầu hạt giống cỏ cho sản xuất. Cùng với tự sản suất trong Trung tâm, chúng ta cũng đang xây dựng liên kết với một số cơ sở tại từng vùng đại diện trong cả nước để thử nghiệm sản xuất các hạt giống cỏ nhằm phục vụ cho nhu cầu trực tiếp tại địa phương như: Công ty bò sữa Mộc Châu – Sơn La, Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển chăn nuôi Miền Núi phía bắc – Thái Nguyên, Trung tâm giống vật nuôi Nghệ An, Bình Định, Công ty bò sữa Đà Lạt Milk và Công ty café EAKA -ĐăkLăk các kết quả hợp tác này đang dần được phát huy.

 

Biến động Tổng đàn gia súc qua các năm

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Tổng đàn

588

526

392

451

480

Ghi chú: Năm 2010 giảm 47 dê, và tách 75 bò sữa về Trung tâm ABC

 

Xuất giống gia súc và cỏ giống

 

 

 

 

 

Năm

Gia súc (con)

Hom giống (tấn)

Hạt giống (kg)

Ghi chú

2008

65

8,8

208

 

2009

69

 

403

 

2010

66

 

285

 

2011

70

15

388

 

2012

120

1

150

 

 

4. Hoạt động đoàn thể

 

Đồng hành cùng với sự phát triển đi lên của Trung tâm, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cũng có sự trưởng thành về mọi mặt, với chức năng nhiệm vụ của mình công đoàn TT đã cụ thể hóa nhiệm vụ bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả. Công đoàn giữ vai trò tham mưu cho lãnh đạo trong việc xây dựng cải cách chế độ chính sách lương thưởng công bằng hợp lý, tham gia xây dựng các qui chế nội qui quy trình làm việc. Hoạt động công đoàn cũng luôn chú trọng việc nâng cao giá trị tinh thần cho tất cả đoàn viên thông qua các hoạt động thể thao, văn nghệ. Công đoàn đã trở thành cầu nối tạo nên sự đồng cảm sâu sắc, chia sẻ, ủng hộ của các đoàn viên với các công tác từ thiện, giúp đỡ đồng bào những vùng gặp khó khăn. Các hoạt động của công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Trung tâm.

 

Đoàn thanh niên đã đóng góp được rất nhiều những hoạt động thiết thực cho phong trào phát triển của TT các chương trình hội nghị khoa học trẻ của Viện đã được đoàn thanh niên thực hiện khá thành công, đoàn viên thanh niên là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động văn nghệ thể thao. Sự phối hợp tốt giữa công đoàn và đoàn thanh niên đã tạo dấu ấn rất nhiều cho thành tích hoạt động phong trào nói chung của TT. Bên cạnh đó đoàn thanh niên còn phối hợp với đoàn thanh niên khối Viện cùng tham gia chương trình vì vùng sâu vùng xa tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, góp phần tạo hình ảnh đẹp trong hoạt động xã hội của đoàn viện. Đóng góp của đoàn đã góp phần khẳng định vị trí của đoàn thanh niên – luôn là cánh tay phải của đảng và là lực lượng đi đầu trong các hoạt động nghiên cứu và sản xuất của toàn TT.

 

5. Phần kết

 

Nhìn lại chặng đường 35 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm đã vượt qua nhiều khó khăn từ cả khách quan và từ nguyên nhân nội tại, có những thời điểm khó khăn thách thức tưởng như khó có thể vượt qua, nhưng được sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, sự phối hợp và hợp tác tích cực của các đơn vị đối tác, các phòng ban đơn vị của Viện. Đặc biệt là sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo và cán bộ CNV, Trung tâm đã dần ổn định và phát triển từ đó khẳng định được vị trí vai trò của mình trong khối Viện cũng như trong lĩnh vực hoạt động nghiên cứu và sản xuất của mình trên cả nước.

 

Thành tích và sự trưởng thành của 5 năm qua đáng được ghi nhận và trân trọng, phía trước chúng ta còn nhiều khó khăn thách thức chúng ta còn phải nỗ lực hết mình mới đạt được sự kỳ vọng và tin tưởng của lãnh đạo Viện. Trong những năm qua có rất nhiều những xáo trộn cùng những khó khăn chung về tài chính đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nỗ lực hoạt động của TT, sự chia tách năm 2010 đã làm mất cân đối nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực ở vị trí cao, nguồn nhân lực trí thức; Cơ sở vật chất không tương xứng với qui mô hoạt động đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu còn nhiều thiếu thốn; Hệ thống tổ chức nghiên cứu và quản lý tuy đã được thường xuyên sắp xếp, bổ sung nhưng để tiến tới chuyên nghiệp hóa thì còn nhiều khó khăn bất cập; Thương hiệu hóa các sản phẩm của Trung tâm còn chưa được chú trọng và khai thác tốt; Chính từ những thành công và tồn tại này định hướng cho chúng ta những công việc cần làm cho chặng được tiếp theo.

 

Về nhân lực

 

-Tiếp tục đào tạo và bổ sung nguồn lao động là cán bộ nghiên cứu giỏi về chuyên môn và có trình độ ngoại ngữ nhất định.

  • Đào tạo lại nguồn cán bộ kỹ thuật phải có tay nghề thực hành giỏi phục vụ tốt cho công tác chuyển giao và huấn luyện.
  • Công nhân lao động phải được thường xuyên huấn luyện để đảm bảo có đủ kỹ năng nghề nghiệp là tiền đề để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Thường xuyên chăm lo nâng cao mức thu nhập và đời sống tinh thần ngày một hoàn thiện hơn cho người lao động.

 

Công tác nghiên cứu và sản suất

 

  •  Tiếp tục chọn lọc nhân thuần những giống gia súc có chất lượng cao để từng bước xây dựng được tại TT những giống gia súc đạt tiêu chuẩn giống quốc gia.
  •  Chọn lọc những đực giống tốt từ những giống gia súc có chất lượng cao để phục vụ cho việc sản xuất tinh đông lạnh.
  •  Nghiên cứu xây dựng khẩu phần, quy trình vỗ béo bò thịt trước khi xuất chuồng có hiệu quả nhất.
  •  Nghiên cứu các biện pháp để nâng cao khả năng sinh sản của các giống bò, trâu nhập.
  •  Nghiên cứu tuyển chọn các giống cỏ phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau.
  •  Kỹ thuật sản xuất hạt giống của các loại cỏ.
  •  Hoàn thiện qui trình sản xuất của các loại cây thức ăn cho gia súc.
Trở lại      In      Số lần xem: 3528

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD