Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  72
 Số lượt truy cập :  33845361
Nâng mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
Thứ hai, 11-03-2013 | 08:13:09

Theo Quyết định 358/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, mức hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp (BHNN)  cho hộ  nông dân cận nghèo được nâng lên 90%, thay vì mức 80% trước đó.

 

Cùng với đó, hộ nông dân, cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm đối với vật nuôi vẫn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Quyết định 719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định 1442/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg; Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

 

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn triển khai thí điểm sẽ căn cứ vào mức bồi thường bảo hiểm thực tế để quyết định  mức cụ thể sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nông dân, cá nhân, tổ chức sản xuất nông nghiệp bảo đảm tổng mức bồi thường bảo hiểm và mức hỗ trợ trực tiếp đối với trường hợp vật nuôi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra theo nguyên tắc không vượt quá giá trị kinh tế của vật nuôi tại thời điểm vật nuôi bị thiệt hại.

 

Thủ tướng Chính phủ cũng quy định cụ thể về thời hạn ký kết các hợp đồng bảo hiểm đó là, các hợp đồng bảo hiểm được ký kết đến ngày 31-12-2013 và tổng kết, đánh giá phải tiến hành trước ngày 30-6-2014.

 

Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), sau hơn 1 năm triển khai thực hiện thí điểm BHNN, nhiều hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết và nhiều nông dân đã thực sự hưởng lợi khi tham gia bảo hiểm. Trong năm 2013, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện BHNN tại nhiều địa phương trên cả nước.

 

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho biết, tính đến hết năm 2012 việc thí điểm BHNN đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 169.764 hộ dân tham gia ký hợp đồng bảo hiểm (trong đó 85% hộ nghèo). Trong đó, tổng giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thủy sản là 3.631 tỷ đồng, phí bảo hiểm đạt 233,414 tỷ đồng.

 

Cụ thể, đã có 28.988 ha  diện tích lúa tham gia bảo hiểm của 130.252 hộ nông dân, tổng giá trị được bảo hiểm hơn 942.311 triệu đồng, đã phát sinh bồi thường 12,102 tỷ đồng và đã bồi thường 9 tỷ đồng.

 

Về bảo hiểm vật nuôi tại các tỉnh Bắc Ninh, Đồng Nai, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định, Hà Nội, đã có 32.812 hộ tham gia bảo hiểm cho 326.301 vật nuôi với tổng giá trị được bảo hiểm là 500,139 tỷ đồng. Trong đó, đã phát sinh bồi thường 251 triệu đồng và đã bồi thường 54 triệu đồng.

 

Bảo hiểm thủy sản tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau với tổng diện tích tham gia là 223.797 ha, 6.700 hộ tham gia, tổng giá trị được BH là 2.189,476 tỷ đồng, đã phát sinh bồi thường 354,561 tỷ đồng và đã bồi thường 88.878 triệu đồng.

 

Được biết, trong năm 2013, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thí điểm BHNN. Đồng thời chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc xem xét bồi thường quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm theo đúng điều kiện, điều khoản của hợp đồng đã giao kết, phù hợp với quy định của pháp luật; Tiếp tục hoàn thiện công tác mô hình tổ chức Ban chỉ đạo, trong đó tập trung công tác đề phòng, hạn chế tổn thất; phòng chống trục lợi bảo hiểm…

 

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng lưu ý các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện BHNN cần quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, phải đảm bảo an toàn, làm đến đâu chắc chắn đến đó vì đây là một chính sách mới và có liên quan đến lợi ích của người dân. Cùng với việc khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, cần quản lý giám sát chặt chẽ quá trình triển khai, hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng chính sách, giải quyết bồi thường đúng chế độ quy định đảm bảo lợi ích người dân.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1384

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD