Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33458616
Thử nghiệm mô hình quản lý dịch hại mía tổng hợp bằng công nghệ sinh thái
Thứ bảy, 19-09-2015 | 02:30:22

Hiện nay, các tỉnh trồng mía ở Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên đang phải đối mặt với sự gây hại ngày càng gia tăng của các loài sâu đục thân, rầy đầu vàng, bọ hung đen, rệp xơ bông trắng, bọ phấn trắng,… cũng như các bệnh virus, phytoplasma và vi khuẩn nguy hiểm như bệnh trắng lá, bệnh thân chồi đâm ngọn, bệnh mía gốc cằn,… Để hạn chế tác hại của hại thì việc quản lý tổng hợp chúng là cần thiết, trong đó công nghệ sinh thái là biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp tiến tiến nhất hiện nay, bởi đây là cách tốt nhất để bảo vệ và khuyến khích các loài thiên địch tồn tại, phát triển, trở thành một “lực lượng gìn giữ hòa bình” thường trực, giúp khống chế các loài dịch hại dưới ngưỡng gây hại kinh tế.

 

Từ việc áp dụng thành công các mô hình quản lý dịch hại lúa tổng hợp bằng công nghệ sinh thái ở trong và ngoài nước, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, cũng như kinh nghiệm phòng trừ sâu bệnh hại mía đã thu nhận được trong thời gian qua, chúng tôi xin đề xuất áp dụng thử nghiệm mô hình quản lý dịch hại mía tổng hợp bằng công nghệ sinh thái trên phạm vi một vùng mía nguyên liệu tập trung.

 

1. Mục tiêu

 

- Tăng hệ thực vật có hoa trên bờ ruộng mía, tạo mỹ quan cho cánh đồng mía và ngừng sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trong giai đoạn đầu sinh trưởng của cây mía. Từ đó, giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ sinh thái ruộng mía và giúp giảm thuốc trừ sâu, bệnh.


- Thử nghiệm, đánh giá, hoàn chỉnh mô hình và khuyến cáo áp dụng rộng rãi cho các vùng mía nguyên liệu tập trung.

 

2. Các nội dung chính của mô hình

 

2.1 Công nghệ sinh thái quản lý dịch hại mía trên mặt đất

 

- Trồng hoa xung quanh đồng mía, cây cao trồng bên ngoài, cây thấp trồng bên trong, tạo thành một vành đai hoa, vừa để thu hút thiên địch, vừa cách ly, không cho sâu bệnh hại mía xâm nhập và lây lan từ các vùng mía lân cận.
- Trồng các loài hoa thấp xung quanh từng lô ruộng mía.


- Không nhổ bỏ các loài cỏ dại tự nhiên trên đồng mía, vốn là nơi cung cấp nguồn mật hoa cho các loài thiên địch như cây sài lông (Tridax procumbens), cây cỏ hôi (Ageratum conyzoides), cây rau giệu  (Alternanthera sp.),…
- Không sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học phổ rộng khi tỷ lệ số lượng sâu hại/thiên địch đang ở mức thuận lợi (dưới 2/1). Khả năng phục hồi của cây mía cũng cần được xem xét trước khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.

 

2.2 Công nghệ sinh thái quản lý dịch hại mía dưới mặt đất

 

- Luân canh mía với cây họ đậu để cải tạo và nâng cao hàm lượng N trong đất.
- Luôn che phủ mặt đất trên đồng bằng thảm thực vật sống và (hoặc) tàn dư thực vật.
- Tăng cường hàm lượng chất hữu cơ và sự đa dạng sinh học trong đất bằng cách bón bổ sung phân chuồng, phân trùn quế, tàn dư thực vật.
- Giảm cường độ làm đất để bảo vệ các loài thiên địch đang trú ngụ hoặc sinh sống trong đất.
- Bón phân cân đối, tăng cường sử dụng các loại phân bón sinh học.
- Bón bổ sung chế phẩm nấm rễ Mychorrhizae (như MYCOROOT­®) hoặc vi khuẩn kích thích vùng rễ Rhizobacteria.
- Sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma spp. để xử lý hom giống và cây con, cũng như sử dụng chế phẩm vi khuẩn ức chế nấm Pseudomonas fluorescens để xử lý hom, cây con và xử lý đất trồng mía trước khi trồng.

 

BD_Predators
Hình 1. Một số loài côn trùng bắt mồi ăn thịt sinh sâu hại mía

BD_Parasitoids
Hình 2. Một số loài côn trùng kí sinh sâu hại mía

BD_Spiders
Hình 3. Một số loài nhện bắt mồi và ăn thịt sinh sâu hại mía

 

Nhờ sự hiện diện phong phú của các thực vật có hoa, nơi trú ẩn, nguồn dinh dưỡng (quả mọng, phấn hoa, mật hoa, sâu kí chủ,…) cũng trở nên sẵn có và đa dạng hơn cho các loài thiên địch cư trú, sinh trưởng, phát triển và duy trì mật số quần thể trong tự nhiên. Trong đó quan trọng nhất là các loài côn trùng bắt mồi ăn thịt đa thực như bọ rùa, bọ đuôi kìm, bọ mắt vàng (chuồn chuồn cỏ), bọ ngựa, ruồi giả ong, con muỗm (châu chấu mỡ), bọ xít ăn sâu,… (Hình 2) cũng như các loài côn trùng kí sinh như ong kén nhỏ, ong cự kí sinh sâu non; ong mắt đỏ, ong đen kí sinh trứng sâu,… (Hình 3), hoặc các loài nhện có ích như nhện lớn bắt mồi, nhện nhỏ ăn thịt,… (Hình 4).

 

Bảng 1. Khả năng kí sinh hoặc bắt mồi của một số loài thiên địch

Loài thiên địch Khả năng kí sinh hoặc bắt mồi

Bọ rùa
1 con bọ rùa trưởng thành có thể ăn được 50 con rệp muội/ngày

Ruồi giả ong
- Ấu trùng tuổi 1: 15-19 con rệp muội/ngày - Ấu trùng tuổi 1: 45-52 con rệp muội/ngày - Ấu trùng tuổi 1: 80-90 con rệp muội/ngày Tổng cộng 1 vòng đời: 400 con rệp muội/ngày

Bọ mắt vàng (chuồn chuồn cỏ)
Một con ấu trùng trong toàn bộ thời gian phát triển của giai đoạn ấu trùng của mình có thể ăn được 100 con rệp muội, 329 con nhộng bọ phấn trắng và 288 con rầy non

Bọ xít ăn sâu
- 1 con ấu trùng tuổi 1 & 2 có thể ăn được 1 con sâu non nhỏ/ngày - 1 con ấu trùng tuổi 3 & 4 có thể ăn được 2 - 3 con sâu non tuổi trung bình/ngày - 1 con ấu trùng tuổi 5 có thể ăn được 3 – 4 con sâu non tuổi lớn/ngày Tổng cộng 1 vòng đời có thể ăn được 250 - 300 sâu non sâu hại

Nhện lớn bắt mồi
1 con nhện trưởng thành có thể ăn được 5 con sâu non sâu hại/ngày

Nhện nhỏ ăn sâu
1 con nhện nhỏ ăn sâu trưởng thành có thể ăn được từ 20 – 35 con nhện nhỏ hại thực vật/ngày  

Ong kén nhỏ
1 con ong cái có thể đẻ được 100 – 200 trứng, kí sinh từ 1 – 8 trứng/sâu non sâu hại

Ong mắt đỏ
1 con ong cái có thể đẻ trứng được 20 – 200 trứng, kí sinh từ 1-2 trứng/quả trứng sâu hại

 

Bảng 2. Một số loài thực vật có hoa thích hợp cho mô hình quản lý dịch hại mía tổng hợp bằng công nghệ sinh thái

Loài/khu vực trồng thích hợp Hình ảnh
Họ Bạc hà (Lamiaceae)
Cây hương nhu
Ocimum spp.
Trồng xung quanh từng lô ruộng mía
IMG
Hương nhu tía
Ocimum tenuiflorum
IMG
Hương nhu trắng
Ocimum gratissimum
Cây bạc hà (húng):
Húng lủi
Mentha spicata L.
hoặc húng cây
Mentha piperita L.
Thích hợp trồng xen hoặc trồng rìa bờ lô ruộng mía
IMG IMG
Húng lủi (bạc hà)
Mentha spicata L.
IMG IMG
Húng cây
Mentha piperita L.
Họ đậu (Fabaceae)
Đậu cô ve
Phaseolus vulgaris L.
Thích hợp trồng luân canh hoặc xung quanh hàng rào vùng mía nguyên liệu
Đậu cô ve.jpg IMG
Đậu đũa
Vigna unguiculata subsp. sesquipedalis
Thích hợp trồng luân canh hoặc xung quanh hàng rào khu đồng ruộng mía
Vigna unguiculata Blanco2.286.png IMG
Cây đậu săng (triều)
Cajanus cajan L.
Thích hợp trồng luân canh hoặc xung quanh hàng rào khu đồng ruộng mía
IMG IMG
Bông so đũa
Sesbania grandiflora(L.) Poiret
Thích hợp trồng xung quanh hàng rào vùng mía nguyên liệu
IMG IMG
Cây hàn the
Desmodium sp.
Thích hợp trồng xen, luân canh với cây mía, hoặc xung quanh bờ lô từng ruộng mía
Desmodium triflorum at Kadavoor.jpg Desmodium triflorum (Ran Methi) in Hyderabad, AP W IMG 0391.jpg
Cây muồng (lục lạc) sợi
Crotalaria juncea L.

Thích hợp trồng luân canh hoặc xung quanh hàng rào vùng mía nguyên liệu
IMG IMG
Cỏ linh lăng
Medicago sativa L.
Thích hợp trồng luân canh với cây mía, hoặc xung quanh bờ lô từng ruộng mía
75 Medicago sativa L.jpg IMG
Họ hoa tán (Umbelliferae)
Cây rau mùi
Coriandrum sativum L.
Thích hợp trồng xung quanh bờ lô từng ruộng mía
IMG IMG
Họ cải (Brassicaceae)
Cây mù tạc
Brassica juncea L.
Thích hợp trồng luân canh hoặc xung quanh bờ lô từng ruộng mía
IMG Sinapis alba - Köhler–s Medizinal-Pflanzen-265.jpg
Họ rau răm (Polygonaceae
Cây kiều mạch
Fagopyrum esculentum Moench
Thích hợp trồng luân canh hoặc xung quanh bờ lô từng ruộng mía
IMG IMG
Họ Đại kích (Euphorbiaceae)
Cây thầu dầu
Ricinus communis L.
Thích hợp trồng xung quanh vùng mía nguyên liệu (giáp hàng rào)
IMG IMG
Họ cúc (Asteraceae)
Cây hướng dương
Helianthus annuus L.
Thích hợp trồng luân canh hoặc dọc theo bờ kênh dẫn nước
Helianthus annuus exposed 2004-05-22.jpg IMG
Cây cỏ hôi Ageratum conyzoides L.
Thích hợp dọc theo bờ kênh dẫn nước hoặc xung quanh vùng mía nguyên liệu (giáp hàng rào)
Starr 040209-0126 Ageratum conyzoides.jpg IMG
Cây cúc kim tiền
Calendula officinalis L.
Thích hợp trồng dọc hai bên các con đường đi nội đồng, khuôn viên cơ quan, hoặc xung quanh các lô mía
IMG IMG
Cây hoa cúc vàng
Chrysanthemum indicum L.
Thích hợp trồng dọc hai bên các con đường đi nội đồng, khuôn viên cơ quan, hoặc xung quanh các lô mía
IMG Kết quả hình ảnh cho ruồi giả ong
Hoa dã quỳ
Tithonia diversifolia(Hemsl.) A. Gray
Thích hợp trồng xung quanh vùng mía nguyên liệu (giáp hàng rào)
IMG IMG
Hoa cúc cánh bướm (sao nhái)
Cosmos bipinnatus Cav.
Thích hợp trồng dọc hai bên các con đường đi nội đồng, hoặc xung quanh các lô mía
IMG IMG
Họ cẩm quỳ (Malvaceae)
Hoa dâm bụt
Hibiscus rosa-sinensis L.
Thích hợp trồng xung quanh vùng mía nguyên liệu (giáp hàng rào), hoặc ngăn cách các tiểu khu vực
IMG
Họ Cà phê (Rubiaceae)
Cây bông trang
Ixora coccinea L.
Thích hợp trồng xung quanh vùng mía nguyên liệu (giáp hàng rào), hoặc ngăn cách các tiểu khu vực
IMG IMG
Họ Giền (Amaranthaceae)
Cây mào gà
Celosia cristata L.
Thích hợp trồng dọc hai bên các con đường đi nội đồng, khuôn viên cơ quan, hoặc xung quanh các lô mía
IMG IMG
Họ vang (Caesalpiniaceae)
Cây muồng vàng (muồng bò cạp)
Cassia splendida Vogel.
Thích hợp trồng xung quang hàng rào vùng mía nguyên liệu hoặc khuôn viên cơ quan
IMG
Họ hòa thảo (Poaceae)
Cây ngô Zea mays L.
Thích hợp trồng luân canh với cây mía
IMG IMG
Lúa miến Sorghum bicolor L. Moench
Thích hợp trồng luân canh với cây mía
Kết quả hình ảnh cho IMG
Cây kê Pennisetum glaucum (L.) R.Br.
Thích hợp trồng luân canh với cây mía
Kết quả hình ảnh cho pearl millet IMG

3. Kế hoạch triển khai mô hình và phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình

 

3.1 Kế hoạch triển khai mô hình

 

- Dự thảo kế hoạch trồng hoa, thiết kế sơ đồ cảnh quan đồng ruộng và khuôn viên cơ quan.
- Lấy ý kiến góp ý, thảo luận cho dự thảo thiết kế cảnh quan đồng ruộng.
          - Hoàn thiện thiết kế cảnh quan đồng ruộng và khuôn viên cơ quan, dự toán kinh phí triển khai và dự kiến tiến độ thực hiện.
          - Tìm mua hạt giống hoa và cây cảnh.
- Tìm mua các vật tư, chế phẩm sinh học theo yêu cầu.
          - Tổ chức trồng hoa, cây cảnh theo thiết kế.
          - Chăm sóc, bảo vệ hoa, cây cảnh.
- Áp dụng chặt chẽ các biện pháp quản lý dịch hại khác đi kèm theo nội dung mục 2.1 và 2.2 nêu trên.

 

3.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình

 

          - Hiệu quả kỹ thuật: Định kỳ điều tra 1 lần/tháng, xác định chỉ tiêu tỷ lệ số lượng sâu hại/thiên địch (P/D) và các thông tin lien quan theo mẫu trong Phụ lục 1 (đính kèm).

          - Hiệu quả kinh tế: Theo dõi chi phí và doanh thu liên quan đến mô hình qua nhiều năm, từ đó phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình.

 

Phụ lục 1:
Mẫu điều tra định kỳ mô hình IPM theo công nghệ sinh thái

 

Ngày điều tra:
Người điều tra:
Các chỉ tiêu và kết quả điều tra :

1. Điều kiện đất trồng:
2. Điều kiện thời tiết:
3. Loại bệnh hại mía bắt gặp và mức độ gây hại:
4. Loại cỏ dại hại mía bắt gặp và mức độ che phủ:
5. Tình hình gây hại của chuột (nếu có):
6. Số lượng côn trùng hại mía bắt gặp:
7. Số lượng thiên địch của sâu hại mía bắt gặp (gồm côn trùng kí sinh, bắt mồi ăn thịt, nhện lớn bắt mồi và nhện nhỏ ăn sâu):
8. Tỷ lệ sâu hại/thiên địch:

TS. Cao Anh Đương - SRI.

Trở lại      In      Số lần xem: 2960

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD