Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  38
 Số lượt truy cập :  33449357
Tóm lược báo cáo của ISAAA 2019 (ISAAA Brief 54-2018)
Thứ sáu, 06-09-2019 | 08:06:29

Giống cây trồng Biotech tiếp tục đáp ứng sự biến đổi khí hậu và gia tăng dân số thế giới

 

Công nghệ sinh học có thể được người ta ứng dụng trong phát triển giống cây trồng chống chịu được stress, nhiều dinh dưỡng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe con người.

 

TÓM LƯỢC TÌNH HÌNH CÂY TRỒNG BIOTECH NĂM 2018

  • Diện tích cây trồng biến đổi gen  năm 2018 là 191,7 triệu ha trên toàn thế giới.

 

Đây là năm thứ 23, cây trồng biến đổi gen (cây biotech/GM) tiếp tục gia tăng tại 26 nước với diện tích 191,7 triệu ha – tăng 1,9 triệu ha, có nghĩa tà tăng 1% so với con số 189,8 triệu ha của năm 2017.

 

  • Năm quốc gia có diện tích cây trồng biotech dẫn đầu đang cận ngưỡng bão hòa.

 

Năm 2018, Hoa Kỳ có cây biotech chiếm 93,3% diện tích cây trồng (đậu nành, bắp và canola), Brazil (93%), Argentina (~100%), Canada (92,5%), và Ấn Độ (95%). Gia tăng diện tích và thương mại hóa được chấp nhận bởi vì cây thích ứng với biến đổi khi hậu và đối phó tốt với sâu bệnh hại mới.

 

  • Cây trồng biotech tăng gấp ~113 lần so với năm 1996, cộng dồn tới nay đạt 2,5 tỷ ha; trong 23 năm (1996-2018)
  • Có tất cả 70 nước chấp nhận cây trồng biotech – 26 nước đã trồng và 44 nước nhập khẩu nông sản biotech.

 

Diện tích cây trồng biotech đạt 191,7 triệu ha được phát triển tại 26 nước – 21 nước đang phát triển và 5 nước công nghiệp. Các nước đang phát triển đã trồng 54% DT cây biotech toàn cầu so với các nước công nghiệp có diện tích trồng cây GM là 46%. Có 44 nước (18 cộng với 26 nước thuộc EU) đã nhập khẩu hàng hóa từ cây trồng biotech để sử dụng chúng làm thực phẩm, lương thực, và chế biến. Do đó, tổng số nước chấp nhận biotech crops là 70 quốc gia.

 

  • Giống cây trồng biotech được người tiêu dùng chấp nhận đa dạng hơn trong năm 2018.

 

Bốn loài cây trồng lớn được đại chúng chấp thuận (bắp, đậu nành, bông vải và canola), cho chúng ta nhiều chọn lựa tại nhiều quốc gia trên thế giới, đối với người tiêu thụ và người chế biến lương thực, thực phẩm. Những giống cây trồng biotech này bao gồm cỏ alfalfa, củ cải đường, đu đủ, dưa squash, cà tím, khoai tây và táo; tất cả đã sẵn sàng lên đường đến chợ. Hai thế hệ cà chua biến đổi gen – giống Innate® với đặc điểm không bầm dập (non-bruising), không biến màu nâu (non-browning), hàm lượng acrylamide giảm, và kháng bệnh vi khuẩn gây “late blight”. Giống táo biến đổi gen  Arctic® với tính trạng “non-browning”  (không bầm nâu) đã sẵn sàng được trồng đại trà tại Hoa Kỳ. Ở Brazil, người ta trồng giống mía đường kháng côn trùng lần đầu tiên. Ở Indonesia, người ta trồng giống mía chịu khô hạn đầu tiên. Ở Australia, người ta trồng lần đầu tiên giống cây rum (safflower) có hàm lượng oleic acid cao, phục vụ cho mục tiêu R&D và nhân giống. Kết hợp nhiều tính trạng vào một giống đã được ghi nhận trên giống canola có hàm lượng oleic cao, giống bông kháng thuốc cỏ isoxaflutole, giống đậu nành vừa kháng thuốc cỏ, vừa có oleic acid cao,vừa chống chịu mặn tốt, giống mía đường IR và giống bắp biotech có tính trạng kết hợp giữa IR/HT thông qua chồng gen vào cùng một giống. Thêm vào đó, nghiên cứu giống cây trồng biotech do các viện nghiên cứu của nhà nước đã tiến hành trên cây lúa, chuối, khoai tây, lúa mì, đậu chickpea, đậu pigeon pea, và cải mù tạt có giá trị kinh tế  cao và phẩm chất dinh dưỡng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà chế biến nông sản và người tiêu dùng tại những nước đang phát triển.

 

  • Giống đậu nành biotech chiếm 50% DT trồng đậu nành của thế giới.

 

Bốn giống cây trồng biotech chủ lực – đậu nành, bắp, bông vải và canola – tuy đang trong tình hình giảm diện tích, nhưng vẫn luôn luôn là 4 giống cây trồng được chấp nhận nhiều nhất của 26 nước. Đậu nành dẫn đầu với 95,9 triệu ha đạt 50% diện tích đậu nành của thế giới, tăng 2% so với năm 2017. Bắp GM chiếm 58,9 triệu ha, bông vải 24,9 triệu ha, và canola 10,1 triệu ha. Theo số liệu thống kê của FAO 2017, 78% đậu nành, 76% bông vải, 30% bắp, và 29% canola là giống cây biotech.

 

  • Diện tích trồng cây biotech với đa tính trạng cải biên gia tăng 4% và chiếm 42% diện tích cây trồng biotech toàn cầu.

 

Kháng thuốc cỏ của đậu nành, canola, bắp, cỏ alfalfa, và bông vải là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Trong năm 2018, chúng chiếm 46% diện tích toàn thế giới – giảm 1% so với 2017.

 

  • Năm quốc gia đứng đầu (USA, Brazil, Argentina, Canada, và India) đã trồng 91% diện tích cây biotech toàn thế giới, 174,5 / 191,7 triệu hecta.

 

Hoa Kỳ 75 triệu ha, Brazil 51,3 triệu ha, Argentina 23,9 triệu ha, Canada 12,7 triệu ha, và Ấn Độ 11,6 triệu Ha (Bảng 1) với tổng DT là 174,5 triệu ha, chiếm 91% DT trồng cây biotech của cả thế giới. CNSH đã làm lợi cho hơn 1,95 tỷ người của 5 quốc gia này, hay 26% dân số hiện nay của thế giới (7,7 tỷ người).

 

Bảng 1. Diện tích trồng cây biotech năm 2018 (triệu ha)**

 

Thứ hạng

Nước

DT

 (triệu Ha)

Giống cây trồng biotech

1

USA*

75.0

Maize, soybeans, cotton, canola, sugar beets, alfalfa, papaya, squash, potatoes, apples

2

Brazil*

51.3

Soybeans, maize, cotton, sugarcane

3

Argentina*

23.9

Soybeans, maize, cotton

4

Canada*

12.7

Canola, maize, soybeans, sugar beets, alfalfa, apples

5

India*

11.6

Cotton

6

Paraguay*

3.8

Soybeans, maize, cotton

7

China*

2.9

Cotton, Papaya

8

Pakistan*

2.8

Cotton

9

South Africa*

2.7

Maize, soybeans, cotton

10

Uruguay*

1.3

Soybeans, maize

11

Bolivia*

1.3

Soybeans

12

Australia*

0.8

Cotton, canola

13

Philippines*

0.6

Maize

14

Myanmar*

0.3

Cotton

15

Sudan*

0.2

Cotton

16

Mexico*

0.2

Cotton

17

Spain*

0.1

Maize

18

Colombia*

0.1

Cotton, maize

19

Vietnam

<0.1

Maize

20

Honduras

<0.1

Maize

21

Chile

<0.1

Maize, soybeans, canola

22

Portugal

<0.1

Maize

23

Bangladesh

<0.1

Brinjal/Eggplant

24

Costa Rica

<0.1

Cotton, soybeans

25

Indonesia

<0.1

Sugarcane

26

eSwatini

<0.1

Cotton

 

Total

191.7

 


 

*18 biotech mega-countries growing 50,000 hectares, or more, of biotech crops
**Rounded-off to the nearest hundred thousand.
Source: ISAAA, 2018

Hình 1. Bản đồ thế giới các nước trồng cây biến đổi gen và Mega-Countries, năm 2018

 

  • Chín nước ở châu Á - Thái bình dương trồng 19.13 triệu ha cây trồng GM

 

Ấn Độ trồng 11,6 triệu ha bông vải, Trung Quốc trồng 2,9 triệu ha bông vải và đu đủ, Pakistan trồng 2,8 triệu ha bông vải, Australia trồng 793.000ha bông vải và canola, Philippines trồng 630.000ha bắp, Myanmar trồng 310.000ha bông vải, Vietnam trồng 49.000ha bắp, Bangladesh trồng 2.975ha cà tím, Indonesia trồng 1.342,59ha mía đường chống chịu hạn. Tổng diện tích trồng cây GM ở đây là 19,13 triệu ha.

 

  • Hai nước thuộc cộng đồng châu Âu (European Union) trồng bắp biotech với 121.000ha: Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phát triển giống bắp MON810, được EU chấp thuận.

 

Đóng góp của giống cây trồng BIOTECH đến an ninh lương thực, ổn định và giảm thiểu biến đổi khí hậu

 

Cây trồng biến đổi gen mang lại lợi ích kinh tế trong 21 năm qua là 186,1 tỷ USD (1996-2016), mang lại lợi ích cho 16 - 17 triệu nông dân mà 95% nông dân ấy thuộc các nước đang phát triển.

 

Giống cây trồng biotech đã góp phần đáng kể đến an ninh lương thực, phát triển ổn định và những giải pháp quản lý biến đổi khí hậu:

 

  • tăng năng suất cây trồng đến 657,6 triệu tons, với giá trị đạt được là 186,1 tỷ USD trong thời gian 1996-2016; và 82,2 triệu tons, giá trị 18,2 tỷ USD trong năm 2016;
  •  
  • duy trì đa dạng sinh học trong năm 1996 đến 2016 thông qua tiết kiệm được 183 triệu ha đất, và riêng năm 2016 tiết kiệm 22,5 triệu ha đất; làm cho môi trường sống tốt hơn
  •  
    • thông qua tiết kiệm 671 triệu kg. a.i. thuốc trừ sâu (1996-2016), và 48,5 triệu kg riêng trong năm 2016;
    •  
    • thông qua tiết kiệm sử dụng thuốc sâu đến 8,2% trong 1996-2016 và  8,1% riêng trong năm 2016;
    •  
    • thông qua làm giảm EIQ (Environmental Impact Quotient) đến 18,4% trong 1996-2016, và riêng năm 2016 đạt 18,3%
    •  
  • giảm phát thải khí CO2 trong năm 2016 là 27,1 tỷ kg, tương đương với phát thải của 16,7 triệu chiếc xe hơi chạy trên đường 1 năm;
  •  
  • giúp cho nội dung giảm nghèo thông qua tăng thu nhập kinh tế của 16-17 triệu nông dân sản xuất nhỏ, cũng như gia đình họ với g  >65 triệu người, thuộc nhóm nghèo nhất thế giới (Brookes and Barfoot, 2018). 
  •  

Lợi ích kinh tế từ giống cây trồng biotech: 186,1 tỷ USD (1996 – 2016)

 

Hoa Kỳ 80,3 tỷ USD, Argentina 23,7 tỷ USD, India 21,1 tỷ USD, Brazil 19,8 tỷ USD, China 19,6 tỷ USD, Canada 8 tỷ USD, và còn lại 13,6 tỷ USD.

 

Kết luận

 

Báo cáo toàn cầu về “Food Crises 2017” phản ánh rằng mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc (UN-MDG) vào cuối năm 2015 chưa đạt, rằng còn có 108 triệu người thuộc 48 nước đang chịu ảnh hưởng khủng hoảng lương thực, vẫn còn nguy cơ mất an ninh lương thực trong năm 2016 (FAO, July 23, 2017).

 

Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về An Ninh Lương Thực và Dinh Dưỡng trên thế giới năm 2018 2018 cho thấy trong 3 năm kể từ 2016, có sự tăng liên tục thế giới người đói, với mức độ tương đương với kỷ lục đói của thập niên trước. Báo cáo nhấn mạnh rằng một sự tiến bộ khá chậm chạp phản ánh tính đa dạng của thiếu dinh dưỡng bao gồm hiện tượng trẻ em chậm lớn và người trưởng thành béo phì, nguy cơ cho sức khỏe của hàng trăm triệu người. Những phát hiện ấy diễn giải một sự cảnh báo hết sức rõ ràng rằng chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn, nhanh hơn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của chiến lược “Zero Hunger” (không còn người đói) vào năm 2030.

 

Một lần nữa, nhân sự kiện 23 năm thương mại hóa giống cây trồng biến đổi gen, chúng ta ghi nhận sự gia tăng việc chấp nhận cây trồng GM trên toàn thế giới (diện tích canh tác, lượng xuất nhập khẩu phục vụ lương thực, thực phẩm và chế biến) bày tỏ sự hài lòng của hơn 17 triệu nông dân, 95% nông dân ấy là nông dân sản xuất nhỏ, và sự chấp nhận của ngươi tiêu dùng do lợi ích cho môi trương, kinh tế-xã hội và nông nghiệp cũng như an toàn lương thực và cải thiện dinh dưỡng từ giống cây trồng biotech. Đóng góp ấy làm gia tăng sự ủng hộ cây trồng biotech có thể giúp chúng ta giải quyến các vấn đề liên quan đến đói nghèo trên toàn thế giới. Hãy đảm bảo rằng các tiện ích như vậy sẽ tiếp tục trong hiện tại và trong tương lai tùy thuộc vào sự cẩn thận chu đáo và tầm nhìn về phía trước của chúng ta với hành lang pháp lý dựa trên cơ sở thật sự khoa học, xem xét lợi ích trong rủi ro, năng suất nông nghiệp với độ nhạy cảm của môi trường cần được bảo tồn và bền vững, quan trọng hơn hết là  chú ý đến hàng triệu người đang đói và thiếu dinh dưỡng, những người cùng cực nhất trong xã hội, cần được cải thiện nguồn tài nguyên ấy.

 

GS. Bùi Chí Bửu lược dịch.

Trở lại      In      Số lần xem: 1234

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD